Thứ Hai, 25/11/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Hai, 21/12/2020 16:1'(GMT+7)

Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTT Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTT Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số cơ quan Trung ương và địa phương: đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai; Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh Chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Tiến sỹ Tăng Minh Lộc nguyên Cục trưởng Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương; đồng chí Nguyễn Đức Quang Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Đồng chí Trương Văn Giang Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Lãnh đạo Sở NN và PTNT các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng đặc biệt là 152 xã; 9 huyện/thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế, tham dự hội nghị còn có lãnh đạo Ban chỉ huy, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của 11 tỉnh thành/phố khu vực duyên hải miền Trung với hơn 200 đại biểu tham dự.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTT Nguyễn Văn Tiến cho biết, sau hơn 9 năm triển khai thực hiện, xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân cả nước nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia.

Tính đến nay, cả nước có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM và 93 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, cả nước có 07 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ).

Trước thực tế trên, việc thực hiện lồng ghép yếu tố an toàn trước thiên tai, trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới, gắn với mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính bền vững cũng như đảm bảo thành quả của các địa phương trong phong trào xây dựng NTM và đã được Thủ tướng chính phủ ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, “tiêu chí 3.2: Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ”. Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 ban hành Sổ tay hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.

Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, tình hình thiên tai trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, khó lường và không theo quy luật. Thực tế nhiều xã nông thôn mới vừa được công nhận nông thôn mới, chỉ sau một trận lũ, cơn bão thì nhiều thành quả đã bị mai một, thậm chí bị xóa sổ.

Như chúng ta đã biết, năm 2020 thiên tai diễn biến phức tạp, khốc liệt, dị thường ở các vùng miền cả nước. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra trên 458 trận thiên tai, trong đó: 13 cơn bão trên biển Đông; 263 trận dông, lốc, 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất, 82 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL. đã làm: 342 người chết, mất tích; 3.276 nhà sập, 280.766 nhà bị hư hại, tốc mái; 414.451 nhà bị ngập; 171.337 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 49.658 con gia súc, 3.366.417 con gia cầm chết, cuốn trôi; 550km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 115km bờ biển, sông bị sạt lở; 881km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng... Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng.

Đặc biệt trong khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 9 đến nay), đã xảy ra bão, mưa, lũ lớn lịch sử tại khu vực Trung Bộ, cụ thể:

Về bão: đã xảy ra 08 cơn bão (số 5,6,7,8,9,10,11,12,13) và 02 cơn ATNĐ đổ bộ vào Trung Bộ, trong đó cơn bão số 9 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua và kỷ lục về số lượng 04 cơn bão trong tháng 10 (gần 40 năm lặp lại, tính từ năm 1983 đến nay).

Về mưa: Phổ biến từ 1.000mm–2.000mm, 3.000mm; một số nơi có mưa đặt biệt lớn như Hướng Linh (Quảng Trị) 3.337mm; A Lưới (TT. Huế) 3.446mm.

Về lũ: Các trận lũ lớn xuất hiện trên 16 tuyến sông chính tại khu vực miền Trung, trong đó có 04 tuyến sông chính đã vượt mốc lịch sử: sông Bồ (TT. Huế), sông Thạch Hãn, sông Hiếu (Quảng Trị) và sông Kiến Giang (Quảng Bình); các tuyến sông khác ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 xấp xỉ 2m.

Ngập lụt: đã xảy ra trên diên rộng, thời điểm cao nhất vào ngày 12 và 19/10, đã có trên 317 nghìn hộ/1,2 triệu nhân khẩu bị ngập lụt tại 07 tỉnh (từ Nghệ An đến Quảng Nam).

Sạt lở đất, lũ quét: Do mưa lớn kéo dài, kèm theo địa hình dốc đã gây ra sạt lở, lũ quét ở nhiều nơi; nghiêm trọng nhất tại thủy điện Rào Trăng 3, Trạm kiểm lâm số 67 (Phong Điền – TT. Huế); đoàn kinh tế 337 (Hướng Hóa – Quảng Trị); Trà Leng, Trà Vân, huyện Nam Trà My và Phước Lộc, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân, hàng chục cán bộ, chiến sĩ; phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng.

Cũng trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10, tháng 11 vừa qua, cho thấy phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã phát huy hiệu quả rõ rệt: Lượng xung kích PCTT cơ sở đã mang theo loa di động, dùng xe máy đến khắp các địa bàn khu dân cư để phát đi bản tin cảnh báo bão và cách ứng phó trong trường hợp nguy hiểm. Đêm 28/10 vừa qua, tại xã Trà Leng (Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra, khiến hơn 50 người dân bị vùi lấp. Đội xung kích tại chỗ ngay lập tức phối hợp lực lượng vũ trang đào bới bùn đất, cứu sống nhiều người và khẩn trương sơ cấp cứu những trường hợp bị thương. Trước đó, tại huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam), hoàn lưu mưa từ cơn bão số 5 đã gây sạt lở, vùi lấp khu nội trú của học sinh Trường THCS Võ Chí Công. Dưới cơn mưa lớn, vượt mọi điều kiện khắc nghiệt, ngặt ngèo do đường sá bị sạt lở nhiều đoạn, đội hình xung kích của mười xã trên địa bàn huyện đã khẩn trương đưa thành công 117 học sinh về trung tâm huyện cách đó hơn 40 km. Do thời tiết bất lợi lực lượng xung kích đã gùi cõng hàng hóa vượt núi từ xã Phước Kim tiếp tế lương thực cho 3.000 hộ dân của 2 xã Phước Thành và Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) bị cô lập.

Lực lượng xung kích cơ sở cũng đã hỗ trợ, giúp người dân nhanh chóng sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế, thông tuyến các đoạn đường giao thông bị chia cắt...; tham gia cải tạo đồng ruộng, tái thiết sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân vùng bị thiên tai.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để tiếp tục phát huy tinh thần, vai trò, nhiệm vụ đó hôm nay Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới” của 152 xã; 9 huyện/thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế, tham dự hội nghị còn có lãnh đạo Ban chỉ huy, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của 11 tỉnh thành/phố khu vực duyên hải miền Trung với hơn 200 đại biểu tham dự.

Mục tiêu của hội nghị nhằm: Giới thiệu Tổng quan về xây dựng NTM và định hướng xây dựng NTM bền vững chủ động PCTT và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2025; dự thảo sửa đổi bổ sung tiêu chí 3.2; Giới thiệu những nội dung cơ bản của công tác phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương các cấp về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cấp huyện trong việc chỉ đạo duy trì hoạt động của đội xung kích phòng chống thiên tai; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống thiên tai cấp xã; vai trò, nhiệm vụ cụ thể của lực lương xung kích trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Giới thiệu dự thảo quy định chế độ chính sách cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai.

Với những hướng dẫn, trao đổi cụ thể, sạt thực, trực tiếp vào những vấn đề còn khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở, Hội nghị là cơ hội để cán bộ các địa phương, nhất là cấp huyện, cấp xã thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, những bài học kinh nghiệm từ đó vận dụng trong công việc đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới an toàn trước thiên tai trong giai đoạn tới.

Cũng tại Hội nghị, các tỉnh, thành phố đã ký cam kết phong trào thi đua "Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025"./.

Nhật Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất