Chủ Nhật, 22/9/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 19/10/2012 21:36'(GMT+7)

Nâng cao nhận thức của nhà báo về nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép

Đại diện TRAFFIC phát biểu khai mạc lớp tập huấn. Ảnh: QT

Đại diện TRAFFIC phát biểu khai mạc lớp tập huấn. Ảnh: QT

 

Với mục đích giới thiệu và cập nhật thông tin về thực trạng buôn bán động vật hoang dã trên thế giới và tại Việt Nam, hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia tới từ tổ chức TRAFFIC, tổ chức WWF tại Việt Nam cũng nhiều đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước.

Tại hội nghị, báo cáo của TRAFFIC đã chỉ ra những con số đáng báo động về tình hình buôn bán động vật hoang dã trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, tê giác là loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất bởi số lượng loài này bị săn bắn để lấy sừng trong những năm trở lại đây đang ngày một cao.

Bà Nguyễn Thị Bích Thọ - Quyền giám đốc Trung tâm NCKH và NV phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh. QT


Theo bà Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC tại Việt Nam, Nam Phi là đất nước có số lượng cá thể tê giác nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay (chiếm 90%) nhưng đang từng ngày phải đối mặt với nguy cơ mất loài này vĩnh viễn. Lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán sừng tê giác là nguyên nhân dẫn tới số lượng loài này ngày càng sụt giảm. Ước tính từ năm 1999 tới nay, số lượng tê giác bị giết do nạn săn bắt trộm tại đất nước này vào khoảng 532 con.

Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số những thị trường tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất hiện nay bởi thói quen sử dụng sừng tê giác như một vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Cũng theo bà Naomi, chính từ việc sử dụng, tiêu thụ động, thực vật hoang dã, một cách thiếu bền vững đã vô hình chung tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã.

Là quốc gia kí công ước CITES – Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp từ năm 1994, Việt Nam là nước thứ 121 tham gia Công ước này. Nhưng số lượng các phạm pháp liên quan tới sừng tê giác vẫn chưa có xu hướng giảm.

Mặc dù pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định về bảo tồn động, thực vật hoang dã, được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó quan trọng nhất là Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua tháng 11/2008 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009. Cùng với đó là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX), Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư (Khoá X) và Hướng dẫn số 72-HD/BTGTW ngày 20/3/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên theo các tổ chức nước ngoài đánh giá, để có thể ngăn chặn tình trạnh buôn bán trái phép sừng tê giác, Việt Nam cần mạnh tay hơn nữa trong việc thanh, kiểm tra và xử lý các vụ phạm pháp liên quan tới lĩnh vực này.

Đợt tập huấn này cũng là cơ hội để các nhà báo trao đổi những kinh nghiệm hoạt động thực tế mà các cơ quan truyền thông và các nhà báo đã tích lũy được trong triển khai công tác tuyên truyền về ngăn chặn buôn bán các loài hoang dã thời gian qua; xác định thế mạnh và cơ hội của các nhà báo nhằm đưa tin hiệu quả hơn về tình trạng hạn chế việc buôn bán các loài hoang dã; tăng cường quan hệ giữa các nhà báo mục tiêu của chiến dịch và những người thực hiện chiến dịch./.

Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất