Trong những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ…đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, mưa lớn thường tập trung khoảng tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Do sự phân bố mưa diễn ra ngày càng bất thường, lượng mưa thường tập trung lớn ở một số vùng chứ không rải đều trên toàn tỉnh, nên gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân cũng như gặp không ít khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai. Các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra như: hạn hán, rét đậm, rét hại, dông, lốc, sét, bão, mưa to ngập lụt, gây nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của bà con nhân dân. Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả quan trọng; tuy nhiên, tình hình mưa bão hiện nay còn diễn biến bất thường, một số đoạn bờ biển, đường giao thông bị sạt lở; một số địa bàn có nguy cơ ngập lụt khi mưa lớn đòi hỏi phải có phương án xử lý, ứng phó.
Qua buổi tập huấn, người dân trên địa bàn huyện Hương Khê được truyền đạt các kỹ năng ứng phó trước tình hình thiên tai, mưa lũ tại địa phương như: Chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị nhu yếu phẩm và tổ chức tập huấn, diễn tập theo phương án được phê duyệt. Quản lý, bảo vệ công trình PCTT trên địa bàn, tổ chức tuần tra canh gác, xử lý giờ đầu các sự cố; Hướng dẫn người dân kê khai ban đầu trong sản xuất nông nghiệp để được hỗ trỡ khi bị thiệt hại trong thiên tai…Tập trung làm tốt công tác chủ động phòng ngừa thiên tai bằng cách nâng cao năng lực, chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thực tế bảo đảm kịp thời, hiệu quả, an toàn.
Cuối tháng 11/2023, tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh tổ chức Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ xung kích phòng, chống thiên tai xã. Đây là chương trình thuộc kế hoạch năm 2023 của Đề án “Nâng cao nhận thứ cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh).
Trên cơ sở đó, các giảng viên cũng truyền đạt về các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; hướng dân xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, xây dựng kịch bản “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai ở từng địa phương…
Cụ thể, người dân và đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh được truyền đạt các kỹ năng ứng phó trước tình hình thiên tai, mưa lũ tại địa phương như: Chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị nhu yếu phẩm và tổ chức tập huấn, diễn tập theo phương án được phê duyệt.
Quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn, tổ chức tuần tra canh gác, xử lý giờ đầu các sự cố; Hướng dẫn người dân kê khai ban đầu trong sản xuất nông nghiệp để được hỗ trỡ khi bị thiệt hại trong thiên tai…Tập trung làm tốt công tác chủ động phòng ngừa thiên tai bằng cách nâng cao năng lực, chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thực tế bảo đảm kịp thời, hiệu quả, an toàn.
Ngoài ra, cần xây dựng, quản lý vận hành hệ thống phát thanh, truyền hình và các cách thức truyền tin khác nhau để thu thập, truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai phù hợp với đặc điểm từng địa phương gửi UBND cấp huyện để phối hợp và chỉ đạo thực hiện. Thành lập, cũng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý để nhân dân được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra.
Hà Tĩnh là một trong các địa phương được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá chịu tác động nặng nề nhất trước thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy trong những năm qua các hiện tượng như nhiệt độ trung bình ngày càng có xu hướng tăng lên, lượng mưa phân bố không đều cả trong không gian và thời gian, lượng mưa lớn tập trung gian đoạn ngắn, xảy ra trên một vùng địa hình nhỏ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, đã gây ra thiệt hại lớn về người và cơ sở hạ tầng; Biến đổi khí hậu đã làm cho quy luật bão, lũ có sự thay đổi khó lường, hiện tượng nước biển lấn sâu vào nội đồng và xâm thực bờ biển ở một số địa phương ven biển diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.
Xác định tầm quan trọng của việc PCTT, các cấp chính quyền tỉnh và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho nhân dân về các loại hình thiên tai, các kinh nghiệm và kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn kết hợp xả lũ hồ chứa. Đồng thời, xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Hà Tĩnh xác định, nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cấp huyện, cấp xã, người dân sống ở khu vực thường xuyên và vùng có nguy cơ chịu tác động của thiên tai là việc làm hết sức quan trọng. Qua đó góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm góp phần xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.
Xác định tầm quan trọng của việc phòng, chống thiên tai, các cấp chính quyền tỉnh và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho nhân dân về các loại hình thiên tai, các kinh nghiệm và kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn kết hợp xả lũ hồ chứa. Đồng thời, xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Nhật Minh