Thứ Bảy, 5/10/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Tư, 29/11/2023 8:0'(GMT+7)

Tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 2.070 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ biển

Bờ biển ở Cà Mau sạt lở.

Bờ biển ở Cà Mau sạt lở.

Hơn 10 năm qua, do sự tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, xảy ra sụp lún đất và cộng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm bờ biển của tỉnh sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, bờ biển Đông tỉnh Cà Mau đang trong tình trạng sạt lở với mức độ đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Trong tổng chiều dài gần 69,5 km bờ biển Đông bị sạt lở thì có 29,15 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm và 40,3 km bị sạt lở nguy hiểm.

Trong khi đó, bờ biển Tây hiện đang bị sạt lở nguy hiểm với chiều dài 22 km. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc tại tỉnh Cà Mau ngày 11/8 vừa qua. Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Cà Mau trước mắt khẩn trương, ưu tiên xử lý các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ biển Đông và đầu tư khép kín hệ thống công trình kè bảo vệ bờ biển Tây tỉnh Cà Mau.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 24.8.2023 về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với các đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Đồng thời, bờ biển Tây hiện nay đang bị sạt lở nguy hiểm, với chiều dài 22km (theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc tại tỉnh Cà Mau ngày 11.8.2023, tỉnh Cà Mau trước mắt khẩn trương ưu tiên xử lý các điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ biển Đông và đầu tư khép kín hệ thống công trình kè bảo vệ bờ biển Tây).

Tỉnh Cà Mau cũng vừa được trung ương hỗ trợ nguồn vốn để xử lý sạt lở tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 3 dự án khẩn cấp với chiều dài 7,6 km với kinh phí 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ nêu trên chỉ mới giải quyết được 7,6 km trong số hơn 29,1 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ biển Đông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hiện nay, tỉnh còn 3 dự án khẩn cấp cần phải khẩn trương thực hiện giải pháp công trình để bảo vệ an toàn cho hạ tầng, sản xuất, tính mạng của người dân bên trong, thuộc tình huống khẩn cấp theo Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh Cà Mau.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra từ quỹ phòng, chống thiên tai và nguồn dự phòng ngân sách.

Song, quy mô sạt lở bờ biển quá lớn, tính chất rất phức tạp nên hiện còn rất nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng chưa xư lý được vì thiếu kinh phí.

Dự báo tình hình sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các vụ sạt lở bờ biển xảy ra liên tục, hàng ngày nên nguy cơ rủi ro về tính mạng con người và tài sản luôn hiện hữu nếu không khắc phục kịp thời.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra (nguồn quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn dự phòng ngân sách...). Tuy nhiên do quy mô sạt lở quá lớn, tính chất phức tạp nên hiện còn rất nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng chưa xư lý được vì thiếu kinh phí. Ngoài ra, hiện nay tình hình sạt lở chưa có dấu hiệu dừng lại, các vụ sạt lở xảy ra liên tục, hàng ngày nên nguy cơ rủi ro về tính mạng con người và tài sản luôn hiện hữu nếu không khắc phục kịp thời.

Trước đó, ngày 8/10/2023, tỉnh Cà Mau được Trung ương hỗ trợ nguồn vốn để xử lý sạt lở tại Quyết định số 1162/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 3 dự án khẩn cấp với chiều dài 7,6km, kinh phí 500 tỉ đồng. Từ nguồn vốn này giải quyết được 7,6/29,15km sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ biển Đông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hiện nay 3 dự án khẩn cấp còn lại đang diễn biến rất phức tạp, cần phải khẩn trương thực hiện giải pháp công trình để bảo vệ an toàn cho hạ tầng, sản xuất, tính mạng của người dân bên trong, thuộc tình huống khẩn cấp theo Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 24.8.2023 của UBND tỉnh Cà Mau.

Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất