Thứ Hai, 25/11/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 1/6/2012 14:16'(GMT+7)

Nền kinh tế xanh có thể tạo thêm 60 triệu việc làm trong 2 thập kỷ tới

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Tổng Giám đốc ILO, Hoan Xômavia (Juan Somavia), nêu rõ mô hình phát triển hiện nay đã chứng tỏ không hiệu quả và không bền vững không chỉ với môi trường mà cả đối với các nền kinh tế và xã hội. Nhân loại cần chuyển nhanh sang mô hình phát triển bền vững với hàng loạt chính sách cố kết và nhất quán coi con người và hành tinh là trung tâm của phát triển. Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững tại Braxin (Rio+20) sẽ là thời điểm quyết định để đảm bảo rằng việc làm có chất lượng và phổ quát xã hội là thành phần không thể tách rời của mọi chiến lược phát triển trong tương lai.

Phó Tổng Thư ký LHQ và Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Akhim Xtênơ (Achim Steiner), cho rằng dự báo của ILO và GJI có thể còn bao gồm hàng triệu người nữa được thoát nghèo và chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện không chỉ cho các thế hệ trong tương lai mà cả cho thế hệ hiện nay. Dự báo này cũng là lời nhắn nhủ tích cực về các cơ hội trong một thế giới đầy những thách thức mà các nhà lãnh đạo các nước và quốc tế sẽ nỗ lực tìm các giải pháp tại Hội nghị Rio+20.

Báo cáo của ILO và GJI nhấn mạnh ít nhất 50% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương với 1,5 tỷ người, sẽ bị tác động trong quá trình chuyển toàn cầu sang nền kinh tế xanh. Trong khi những biến đổi sẽ được nhận thấy trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng 8 lĩnh vực then chốt đóng vai trò trung tâm và bị tác động lớn nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng, công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, tái chế, xây dựng và vận tải. Hàng chục triệu việc làm sẽ được tạo ra trong quá trình chuyển đổi này. Thành quả tạo việc làm trong quá trình chuyển đổi này ở các nước đang phát triển có thể cao hơn nhiều so với ở các nước đã công nghiệp hóa do các nước đang phát triển có thể phát triển nhảy vọt sang công nghệ xanh thay thế cơ sở hạ tầng lạc hậu tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên.

ILO và GJI đề xuất 4 biện pháp chính sách then chốt cần được thúc đẩy trong quá trình chuyển sang nền kinh tế xanh. Một là thúc đẩy và thực hiện các quá trình sản xuất bền vững ngay ở mức độ kinh doanh, đặc biệt là các xí nghiệp vừa và nhỏ trong 8 lĩnh vực then chốt kể trên. Hai là mở rộng bảo vệ xã hội, hỗ trợ thu nhập và các biện pháp đào tạo các kỹ năng phải là các biện pháp then chốt để đảm bảo người lao động có thể tận dụng được các cơ hội mới. Ba là các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các quyền của người lao động có thể cung cấp khuôn khổ pháp lý và thể chế cho việc làm trong nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn, đặc biệt về chất lượng việc làm, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Bốn là đối thoại xã hội hiệu quả là trung tâm của quản trị phát triển bền vững./.

(Theo: TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất