Thứ Ba, 1/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 3/3/2011 20:59'(GMT+7)

Nghệ thuật xếp khăn gói quà Furoshiki tới Việt Nam

 Triển lãm trưng bày các thiết kế khăn Furoshiki của Nhật Bản, cùng mẫu gói quà độc đáo được làm từ chiếc khăn. Bên cạnh đó, Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật cũng trao thưởng cho các sinh viên Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải trong cuộc thi Thiết kế Khăn gói quà Furoshiki Quốc tế lần II. Việt Nam đã vinh dự giành 4 giải, trong đó Giải thưởng lớn trị giá 100.000 Yên Nhật thuộc về bạn Phan Khánh Trang (SV trường ĐH Nghệ thuật Huế) với tác phẩm: Lá chuối và Furoshiki.

 Bên lề lễ trao giải là chương trình Hướng dẫn Thực hành Furoshiki – Khăn gói quà Truyền thống Nhật Bản, với sự góp mặt của hai chuyên gia đến từ Hiệp hội Furoshiki Nhật Bản là cô Handa Hiroki và cô Yamamoto Yoko. Những hướng dẫn của hai chuyên gia đã giúp cho người xem được tận tay thực hành, qua đó hiểu hơn về văn hoá Furoshiki nói riêng và văn hoá Nhật Bản nói chung.

Ngoài ra, Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật cùng Hiệp hội Furoshiki Nhật Bản (Furoshiki Kenkyu Kai)phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội và Trường PTTH Việt Đức tổ chức chương trình Hướng dẫn Thực hành Furoshiki – Khăn gói quà Truyền thống Nhật Bản, với sự góp mặt của hai chuyên gia đến từ Hiệp hội Furoshiki Nhật Bản. Các buổi Hướng dẫn về nghệ thuật xếp khăn gói quà sẽ được tổ chức vào các ngày 2 - 3/ 3/ 2011.

Các thành phố Huế, Hội An, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh sẽ là điểm dừng chân tiếp theo của nghệ thuật xếp khăn gói quà Furoshiki đến hết ngày 14/ 3/ 2011.



Furoshiki là loại khăn vải khổ lớn hình vuông, được nhuộm với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí đẹp mắt. Xuất hiện từ thời kỳ Edo (1603 – 1868), tuy nhiên, chiếc khăn vải này ban đầu chỉ dùng với mục đích đơn giản là đựng quần áo tắm khi đi đến các nhà tắm công cộng.
      Sau này, khi việc sử dụng furoshiki trở nên phổ biến, người ta bắt đầu sáng tạo ra nhiều cách sử dụng mới như gói ghém đồ đạc, gói quà tặng, trang trí nhà cửa, thậm chí là trang trí đám cưới. Tuy nhiên, từ giữa thời kỳ Showa (cuối những năm 70), khăn furoshiki dần bị mai một. Ngày nay, hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường (3R) và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống Nhật Bản, văn hóa sử dụng furoshiki dần quay trở lại với người Nhật và người ta còn nhận ra được nhiều tiện ích và sự linh hoạt mà chiếc khăn này mang lại.11111111

Vương Tâm

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất