Thứ Năm, 13/6/2013 15:31'(GMT+7)
Nhân rộng mô hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện
Công
tác cai nghiện phục hồi trong những năm qua tại nước ta đã được chú
trọng đầu tư và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2006 -
2010, các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện cho gần 154.000
người, trong đó số được cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội chiếm gần 67%. Trung bình mỗi năm tổ chức cai
nghiện tại cộng đồng trên 10.000 lượt người. Tuy nhiên, công tác cai
nghiện tại cộng đồng mới chỉ dừng lại ở giai đoạn cắt cơn, chưa tổ chức
các hoạt động hỗ trợ sau cắt cơn.
Trong 2 ngày 13 và 14/6 tại thành phố Đà Nẵng, Cục phòng, chống tệ nạn
xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức sức khỏe
gia đình quốc tế (FHI360) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển
khai mô hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai
nghiện.
Tại hội thảo, các địa phương và cá nhân chia
sẻ kinh nghiệm trong thực hiện mô hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng
đồng cho người sau cai nghiện. Hội thảo tập trung thảo luận nhóm theo
các chủ đề: Làm thế nào để thu hút được khách hàng đến sinh hoạt nhóm và
tổ chức sinh hoạt nhóm hiệu quả; làm thế nào để thực hiện tốt việc cung
cấp tại chỗ việc gửi và kết nối dịch vụ chăm sóc sức khỏe, học nghề,
tạo việc làm, vay vốn cho người sau cai nghiện; làm thế nào để duy trì
và nhân rộng mô hình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng; định hướng của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội với việc hỗ trợ các địa phương mở rộng mô
hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng...
Công
tác cai nghiện phục hồi trong những năm qua tại nước ta đã được chú
trọng đầu tư và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2006 -
2010, các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện cho gần 154.000
người, trong đó số được cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội chiếm gần 67%. Trung bình mỗi năm tổ chức cai
nghiện tại cộng đồng trên 10.000 lượt người. Tuy nhiên, công tác cai
nghiện tại cộng đồng mới chỉ dừng lại ở giai đoạn cắt cơn, chưa tổ chức
các hoạt động hỗ trợ sau cắt cơn.
Mục tiêu dài hạn là
duy trì tính bền vững, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi
thông qua tăng cường sự tiếp cận của người sau cai nghiện và gia đình họ
tới chương trình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai
nghiện. Mục tiêu cụ thể đặt ra là tăng cường sự tiếp cận của người sau
cai nghiện và gia đình họ tới các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế nhằm giảm
tỷ lệ tái nghiện, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người
sau cai nghiện tại các địa bàn trọng điểm ở những địa phương có tỷ lệ
tái nghiện, tỷ lệ lây nhiễm HIV cao, làm cơ sở cho việc đề ra các giải
pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi.
Mô hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai
nghiện được triển khai tại 10 tỉnh, thành phố; mỗi địa phương chọn một
xã, phường, thị trấn để triển khai mô hình thí điểm. Chương trình thí
điểm được thực hiện từ tháng 7/2010 - 12/2012. Tại hầu hết các địa
phương thí điểm, ngay sau khi ký hợp đồng trách nhiệm với Cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội, các địa phương đã thành lập điểm hỗ trợ tái hoà
nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện; nhóm Tự lực của người sau cai
nghiện ma túy tại địa bàn xã, phường thí điểm; tổ chức tập huấn nâng cao
năng lực cán bộ tại các điểm hoà nhập cộng đồng; chú trọng công tác
tuyên truyền tạo môi trường đồng thuận và hỗ trợ người sau cai nghiện
tái hoà nhập cộng đồng; tăng cường kết nối dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho
người sau cai nghiện; tổ chức công tác kiểm tra, giám sát.
Sau 2 năm thực hiện mô hình thí điểm đã khẳng định những kết quả
đáng ghi nhận. Thông qua hoạt động của nhóm Tự lực, người sau cai nghiện
ma túy được chia sẻ, được tham gia vào các hoạt động xã hội, xóa bỏ mặc
cảm và thực hiện các hoạt động có ích cho bản thân và xã hội. Các buổi
tư vấn được tổ chức thường xuyên đã cung cấp cho người sau cai nghiện
những thông tin hữu ích. Tại một số địa phương như Hậu Giang, Ninh Bình
đã hỗ trợ người sau cai nghiện vay vốn, tạo việc làm giúp họ ổn định
cuộc sống. Công tác tuyên truyền được tổ chức với nhiều hình thức, phong
phú đa dạng đã góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của ma
túy, hạn chế số người nghiện mới gia tăng, đồng thời giúp cộng đồng có
cách nhìn thân thiện hơn với người sau cai nghiện. Công tác tuyên truyền
cũng làm cho người sau cai nghiện giảm bớt mặc cảm, tự tin hơn khi tái
hoà nhập cộng đồng.
Từ thành công trong triển khai mô
hình thí điểm hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện,
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ nhân rộng mô hình này trên diện rộng
trong thời gian tới./.
TTX