Thứ Sáu, 11/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 17/8/2010 21:8'(GMT+7)

Nhập siêu tháng 7 thấp hơn dự báo

Nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn.

Nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đã đạt gần 6,03 tỷ USD, chỉ giảm 4,6% so với tháng 6. Với nhập khẩu, kim ngạch tháng 7 cũng đạt gần 7,01 tỷ USD, chỉ giảm 0,7% so với tháng trước đó. Nhưng do xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu, nhập siêu trong tháng qua đã vào khoảng 980 triệu USD, tăng hơn so với con số thấp kỷ lục lập được trong tháng 6, chỉ có 740 triệu USD.

Tuy nhiên, các con số đạt được trong tháng 7 vẫn duy trì ở mức khá tốt, với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục vượt 6 tỷ USD, nhập khẩu vượt 7 tỷ USD và nhập siêu dưới ngưỡng 1 tỷ USD. Đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp, các chỉ tiêu này được duy trì.

Mặc dù cán cân thương mại khá ổn định trong 3 tháng trở lại đây, tuy nhiên theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, nhập siêu vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã “mỏng” hơn.

Sự ổn định vẫn có thể được duy trì trong dài hạn khi nhiều dự báo cho thấy cán cân thanh toán tổng thể có thể thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD trong năm 2010. VND được dự báo chỉ mất giá từ 3-5% so với USD, nhưng tỷ giá VND/USD thay đổi trong thời gian gần đây cũng đem đến những lo ngại về mất cân đối ngắn hạn.

Trở lại với diễn biến xuất, nhập khẩu trong tháng 7 vừa qua, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh ở đá quý, kim loại quý và sản phẩm, tương ứng giảm 97% so với tháng trước. Tiếp theo là quặng và khoáng sản giảm 62,7%; dầu thô 43%; than đá 20,5%...

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản (trừ sắn) tiếp tục tăng hơn tháng trước.

Về phía nhập khẩu, có đến 1/2 trong tổng số 43 mặt hàng được liệt kê giảm về kim ngạch so với tháng trước, có những mặt hàng giảm khá mạnh như phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 57,1%; sắt thép giảm 12,4%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 12,2%; vải các loại giảm 5,1%...

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu phân bón đã tăng 88,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 15,7%; bông các loại tăng 5,5%; máy tính điện tử và linh kiện tăng 6,1%; ô tô nguyên chiếc tăng 7,7%... bù lại ít nhiều sự sụt giảm của các mặt hàng kể trên.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ và bằng 63,1% kế hoạch cả năm; kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ và bằng 61,9% kế hoạch cả năm.

Như vậy, nhập siêu đến thời điểm cuối tháng 7 đã đạt 7,26 tỷ USD, bằng 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp, chỉ tiêu này xuống dưới ngưỡng mục tiêu 20% mà Quốc hội đã thống qua./.

Theo Tinnhanh.com

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất