Thứ Bảy, 30/11/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 6/7/2012 17:33'(GMT+7)

Nhiều giải pháp gỡ vướng cho các doanh nghiệp xây dựng

Bộ Xây dựng kiến nghị tạo điều kiện để các dự án bất động sản được tiếp cận nguồn vốn vay với các lãi suất hợp lý, nhất là các dự án có tính khả thi và kết thúc đầu tư trong năm 2012.

Bộ Xây dựng kiến nghị tạo điều kiện để các dự án bất động sản được tiếp cận nguồn vốn vay với các lãi suất hợp lý, nhất là các dự án có tính khả thi và kết thúc đầu tư trong năm 2012.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm, ước tổng giá trị sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp ngành xây dựng ước đạt khoảng 283 nghìn tỷ đồng, bằng 105,2% so với cùng kỳ năm 2011.

Hiện nay, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng hiện đang hoạt động là 44.983. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong ngành xây dựng và bất động sản lần lượt là 3.798 và 212 doanh nghiệp, giảm 23,9% và 54,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng qua, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức lớn.

Thị trường bất động sản – thị trường có sức lan tỏa tác động mạnh đến tình hình các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng..) - tiếp tục trầm lắng; các doanh nghiệp thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Cùng với các doanh nghiệp ngành Xây dựng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc quản lý của Bộ Xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn chung như trên, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 6 tháng năm 2012, kết quả sản xuất kinh doanh đầu tư của các doanh nghiệp này có mức tăng giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm 2011.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng, từ nay đến cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản như: gia hạn thời gian nộp thuế VAT, bổ sung các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng vào nhóm các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ của Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, giảm thuế VAT cho người mua nhà trong một số trường hợp cụ thể.

Đồng thời, xem xét cho doanh nghiệp được cơ cấu lại các khoản nợ, giãn thời gian trả nợ hoặc khoanh nợ nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, các chủ đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhưng đang trong quá trình xây dựng; tạo điều kiện để các dự án bất động sản được tiếp cận nguồn vốn vay với các lãi suất hợp lý, nhất là các dự án có tính khả thi và kết thúc đầu tư trong năm 2012.

Cùng với đó, đẩy mạnh chương trình phát triển đường bê tông, nhất là giao thông nông thôn, giảm nhập khẩu nhựa đường, đồng thời tận dụng nguồn xi măng sản xuất trong nước có giá trị ổn định và năng lực sản xuất lớn…

Bên cạnh đó, thời gian tới Bộ Xây dựng cũng sẽ có chính sách hỗ trợ vốn, vay vốn từ nguồn ưu đãi với các dự án đầu tư hạ tầng: cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đô thị; các dự án phát triển nhà ở xã hội (kể cả chính sách mở rộng các đối tượng được mua nhà ở xã hội); nới lỏng chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bất động sản.

Bộ cũng kiến nghị cho phép thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư; giá hợp đồng trọn gói của các dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên phê duyệt trước ngày 1/1/2011 đang triển khai bị vượt tổng mức đầu tư, giá hợp đồng trọn gói ngoài khả năng kiểm soát, bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư…

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, Bộ xây dựng sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn diện về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý, hoàn chỉnh đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển: tiết giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm; giải quyết hàng tồn kho, xử lý các khoản nợ đọng, nợ khó đòi, thu hồi vốn để tái sản xuất và đầu tư phát triển; xay dựng quy trình và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu một cách có hiệu quả;

Theo Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng, tái cấu trúc để doanh nghiệp hoạt động có  hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ này trong thời gian tới. Với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện các giải pháp tái cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp, thực hiện tái cơ cấu tài chính và cơ cấu lại các khoản nợ hình thành từ nguồn huy động vốn ngắn hạn, trung hạn lãi suất cao sang nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, chi phí vốn thấp; đồng thời có kế hoạch thu hồi công nợ ở các công ty con trong tập đoàn, tổng công ty./.

(Theo: VGP News)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất