Thứ Bảy, 21/9/2024
Văn hóa
Thứ Bảy, 28/7/2018 5:0'(GMT+7)

Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 23

 

NHIU KT QU KH QUAN

Nhìn lại 10 năm qua, quản lý nhà nước về VHNT được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, tạo môi trường hoạt động lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Nhiều hoạt động VHNT được tổ chức trong và ngoài nước ngày càng chuyên nghiệp hơn, có sự đổi mới trong tổ chức và dàn dựng, chất lượng nghệ thuật được nâng lên, góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các tác phẩm, công trình sáng tạo mới, giới thiệu và quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam; gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 23, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách của ngành văn hóa từng bước được hoàn thiện, góp phần tác động sâu rộng đến đời sống của nhân dân, tích cực bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của nhân dân; đồng thời, cũng tạo điều kiện cho nhân dân - những chủ thể của văn hóa tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ VHNT.

Hoạt động phát triển sự nghiệp mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm với nhiều nội dung được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực VHNT được triển khai tích cực. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương lập hồ sơ đề nghị và được UNESCO đưa vào danh sách là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến thời điểm này, đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Công tác xã hội hóa các hoạt động VHNT được đẩy mạnh. Nhiều tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sản xuất và phổ biến phim... thuộc khu vực tư nhân được hình thành. Ngày càng có nhiều tổ chức xã hội và cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị VHNT.

Đào tạo trong lĩnh vực VHNT được chú trọng, đạt hiệu quả, tạo sự chuyển biến mới về phát triển nhân lực theo định hướng của Đảng và Nhà nước qua các nội dung: đổi mới phát triển chương trình, giáo trình học liệu và phương thức đào tạo, đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên, giáo viên.

Đáng chú ý, với vai trò thiết chế tạo môi trường cho VHNT đến với công chúng, trong lĩnh vực thư viện, đã thực hiện tốt chức năng giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, đa dạng hóa các loại hình thư viện, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Công tác xã hội hóa đã được triển khai sâu rộng với hàng trăm nghìn tủ sách phục vụ bạn đọc khắp mọi miền đất nước.

Công tác khen thưởng và vinh danh qua nhiều hình thức giải thưởng được quan tâm. Giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VHNT được đẩy mạnh. Nhiều hoạt động giao lưu, liên hoan được tổ chức tạo điều kiện để nghệ sĩ Việt Nam được chia sẻ, học hỏi, công chúng Việt Nam được tiếp cận các giá trị văn hóa đa dạng của thế giới. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các Hội văn học, nghệ thuật có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn.

CHƯA HT NHNG HN CH, BT CP

Thực tiễn cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách quản lý, hỗ trợ của Nhà nước hiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, bộc lộ hạn chế và cần được sửa đổi, điều chỉnh. VHNT là lĩnh vực đặc thù, nhưng chưa có quy định riêng cho hoạt động VHNT nên có nhiều vướng mắc trong triển khai.

Một số chính sách về đầu tư kinh phí cho lĩnh vực VHNT chưa đúng tầm, đúng mức, chậm về tiến độ ở nhiều ngành, cấp. Chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển VHNT chưa được thực hiện nghiêm túc; đầu tư cho VHNT chưa tương xứng với yêu cầu mới, chưa hợp lý.

Công tác tuyển sinh và đào tạo trong lĩnh vực VHNT còn gặp nhiều khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa có văn bản quy định riêng về chế độ làm việc đối với giảng viên, giáo viên các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật. Chưa có chế độ hỗ trợ học sinh, sinh viên tốt nghiệp bằng tác phẩm.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực VHNT còn hạn chế; việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động VHNT của nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn.

MT S GII PHÁP, KIN NGH

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23, với trọng trách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực VHNT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra một số giải pháp, kiến nghị như sau:

Về thể chế: Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo...) quan tâm, có chính sách, giải pháp, phối hợp trong việc bảo vệ và phát triển VHNT.

Cụ thể là, quan tâm chế độ tiền lương, chế độ nghỉ hưu phù hợp đối với đội ngũ văn nghệ sĩ (đặc biệt là loại hình nghệ thuật truyền thống); phối hợp tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách đặc thù đối với lĩnh vực VHNT, tạo điều kiện, động lực, phát huy khả năng sáng tạo, thu hút nhân tài, để văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng, gắn bó và cống hiến lâu dài.

Đồng thời, mở rộng giao lưu, tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩnh vực VHNT để quảng bá các giá trị đặc sắc của VHNT truyền thống Việt Nam tới bạn bè quốc tế và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới.

Về nguồn nhân lực: Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tăng cường việc liên kết đào tạo, cử học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. Tiếp tục rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, một số cơ chế chính sách trong lĩnh vực đào tạo văn hóa, nghệ thuật đặc thù đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên.

Về thiết chế, cơ sở vật chất: Đề nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ quan tâm nâng đầu tư phát triển cho sự nghiệp VHNT. Tăng cường đầu tư các nguồn lực để xây dựng 6 trường trọng điểm chất lượng cao thuộc các lĩnh vực: Văn hóa, Âm nhạc, Sân khấu - Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Xiếc, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Về thực thi pháp luật: 1) Đề nghị Bộ Công an và ngành chức năng liên quan quan tâm xử lý triệt để, nghiêm minh tình trạng vi phạm bản quyền tác giả (băng đĩa lậu, tranh chép...) trong lĩnh vực VHNT. 2) Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng thẩm mỹ về VHNT nói chung, truyền thống VHNT nói riêng, giúp công chúng có điều kiện tiếp cận và nâng cao ý thức, định hướng trong việc giữ gìn, giới thiệu quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Tin tưởng rằng, với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X sẽ tiếp tục phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của VHNT và của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức góp phần vào sự nghiệp phát triển VHNT Việt Nam.

 

Nguyễn Ngọc Thiện

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

 

_________________________________

 

Bài đăng Tạp chí Tuyên giáo số 7/2018

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất