Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Hai, 14/6/2010 21:43'(GMT+7)

Những chiếc bể giữa đồng

Tuy không sử dụng những chiếc bể xi măng, nhưng bà con nông dân ở xã Tam An, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) lại sử dụng giỏ tre làm nơi "tập kết" rác sau mỗi buổi làm đồng về.

Tuy không sử dụng những chiếc bể xi măng, nhưng bà con nông dân ở xã Tam An, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) lại sử dụng giỏ tre làm nơi "tập kết" rác sau mỗi buổi làm đồng về.

Ai lần đầu đi qua cánh đồng xã Minh Khai (huyện Hoài Đức - Hà Nội) đều không khỏi ngạc nhiên. Không chỉ bởi ở đây có “mía ngọt, dâu xanh, lúa mượt mà” như hầu hết các làng quê ven sông Đáy, mà điều gây chú ý cho người qua lại là hình ảnh những chiếc bể xi măng tại đầu các bờ vùng trên cánh đồng. Những chiếc bể hình chữ nhật (chiều dài 2 mét, rộng 60 - 80 cm, sâu 50 - 70 cm) vốn trước kia được người dân xây để đựng nước làm tinh bột sắn, nay không còn sử dụng vào mục đích đó nữa, với chủ trương của chính quyền địa phương, nhân dân đem ra để ở đầu các bờ vùng, bờ thửa với một mục đích duy nhất là… đựng vỏ thuốc trừ sâu đã sử dụng.

Là địa phương vùng ven sông, từ nhiều năm nay xã Minh Khai ngoài diện tích đất trồng lúa còn có một diện tích rất lớn trồng rau màu. Vì là nơi luân canh rau màu nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi bà con nông dân sử dụng thuốc (có tuân theo quy trình của trạm bảo vệ thực vật để có rau màu an toàn) thì những vỏ lọ, bao gói đựng thuốc bảo vệ thực vật thường bỏ vương vãi khắp đồng. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan, nguy hiểm cho người và trâu bò đi lại trên đồng mà còn đặc biệt gây độc hại cho môi trường, nguồn nước cũng như sức khoẻ của người dân trong vùng.

Xã Minh Khai cũng là một làng nghề chế biến nông sản. Những chiếc bể vốn được xây để dùng chứa nước lọc bột sắn đót, nay không còn phù hợp với công nghệ hiện đại nên bỏ không. Nhiều gia đình đã đem những chiếc bể cũ đó ra vứt chỏng chơ ngoài bãi rác giữa đồng.

Trước những thực tế trên, chính quyền địa phương đã có sáng kiến và khuyến khich bà con tận thu những bể chứa bỏ đi ấy, đem đặt ở các đầu bờ vùng, bờ thửa, đồng thời tuyên truyền, vận đồng người dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, gom vỏ lọ, vỏ bao và các loại túi ni lông đã sử dụng “tập kết” vào “thùng rác” đó.

Sáng kiến này được bà con xã viên nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ. Mỗi tháng một lần, đội bảo vệ thực vật của xã, có trang bị bảo hộ lao động, đi thu gom lại để chôn lấp tập trung tại khu vực bãi rác đã quy định.

Hiện nay, việc xử lý những rác thải là lọ thuỷ tinh, bao gói ni lông ở nông thôn chưa thể có một biện pháp hữu hiệu nhất, việc này đòi hỏi và chờ đợi vào công nghệ xử lý rác của Nhà nước. Nhưng cách làm nêu trên của Hợp tác xã nông nghiệp Minh Khai đã bước đầu phát huy tác dụng thiết thực trong việc giảm thiểu những ô nhiễm môi trường, rất đáng được nhân rộng, nhất là ở những khu vực sản xuất rau màu chuyên canh./.

Nguyễn Thị Diệp

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất