Thứ Bảy, 28/9/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 12/2/2012 20:41'(GMT+7)

Những mô hình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

* Huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đang nỗ lực phát triển cây cao su tiểu điền trên vùng đất gò đồi phía Tây của huyện, coi đây là cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu của người dân. Huyện phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa tổng số diện tích cây cao su đạt 1.000 ha.

Phía Tây huyện Triệu Phong gồm hai xã Triệu Ái và Triệu Thượng và một phần xã Triệu Giang có diện tích trên 17.000 ha, trong đó phần lớn diện tích đất gò đồi, thích hợp với việc phát triển cây cao su. Trong những năm qua huyện Triệu Phong đã tích cực chuyển đổi nhiều diện tích sang trồng cây cao su tiểu điền, đến nay bước đầu hình thành các vùng trồng cây cao su tiểu điền tại hai xã Triệu Ái và Triệu Thượng với diện tích 460 ha, trong đó thông qua dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp được triển khai từ năm 2004, đã trồng được 350 ha cao su tiểu điền và đến nay đã có một số diện tích cho khai thác mủ.

Triệu Phong đang tập trung rà soát lại rừng trồng để chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp phù hợp sang trồng cây cao su. Đồng thời tích cực tiếp cận với các chương trình, dự án, khuyến khích nhân dân trồng rừng kinh tế, trồng cao su tiểu điền và phát triển trang trại ở vùng gò đồi. Q uan điểm của Triệu Phong là phát triển cây cao su tiểu điền phải đảm bảo khoa học, hiệu quả góp phần thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Các hộ dân chuyển đổi rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cao su sẽ được ký cam kết sau khi khai thác rừng phải trồng lại cao su theo đúng cam kết. Cùng với việc khuyến khích người dân vùng gò đồi trồng cây cao su, huyện Triệu Phong cũng tích cực đưa khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây cao su, khai thác mủ cao su cho người dân.

* Xuất khẩu 300 tấn chuối tiêu, thu gần 2 tỷ đồng. Đó là tin vui đến từ thôn Tân Giang của đồng bào Mông, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát (Lào Cai) gần đây nhất. Ông Sùng A Thào, một nông dân có tuổi ở thôn cho biết, với giá 2,2 nhân dân tệ/kg, tương đương hơn 6.000 đồng tiền Việt/kg chuối quả xanh, năm nay nhiều hộ dân trồng chuối ở Tân Giang thu từ 30 đến 50 triệu đồng, gấp nhiều lần trồng ngô và sắn trên diện tích đất canh tác trồng ngô, sắn ở các bãi soi ven sông và đất dốc. Đến ngày 12/2, sau thu hoạch toàn bộ 5.000m2 diện tích chuối, gia đình anh Giàng A Cơ thu 50 triệu đồng. Anh Cơ cho biết, số diện tích đất dốc trên, những năm trước anh thường trồng sắn, ngô, hiệu quả rất thấp, chủ yếu là đủ để chăn nuôi và nấu rượu. Nhưng nay sử dụng trồng chuối cấy mô bán sang thị trường Hà Khẩu (Trung Quốc), giá trị kinh tế tăng lên gấp nhiều lần.

Theo ông Nguyễn Đức Ca, Phó chủ tịch UBND huyện Bát Xát, năm 2011, Bát Xát phát triển trên 100 ha chuối cấy mô trên đất dốc và đất trồng các cây màu, lương thực kém hiệu quả theo chương trình hợp tác với chủ đầu tư huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Tại thôn Tân Giang năm nay có 42 hộ trồng chuối mô xuất khẩu theo phương thức: người dân có đất tham gia hợp tác được chia sản phẩm theo tỷ lệ 2/3; chủ đầu tư Trung Quốc chịu trách nhiệm cung cấp giống, vật tư, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh. Sản phẩm được chủ đầu tư mua theo giá thoả thuận; người dân tham gia được nhận lại đất sau khi hết hợp đồng.

Theo thống kê của ngành chức năng, tính đến thời điểm này, Lào Cai có trên 300 ha chuối trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tập trung ở các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Trong đó có trên 2/3 ha đã cho thu hoạch, với năng suất bình quân 30 tấn/ha. Diện tích trên chủ yếu được bà con nông dân sử dụng ở các bãi đất đồi, đất bãi soi hoang hóa ven sông, suối, hoặc ruộng một vụ trồng lúa kém hiệu quả. Giá bán tại thị trường hiện khoảng 6.000đồng/kg quả xanh, trung bình mỗi ha chuối cho thu ngót một trăm triệu đồng. Ước tính trong niên vụ chuối 2011 - 2012, tổng thu nhập từ việc kinh doanh chuối quả xanh của Lào Cai đạt khoảng 20 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nước bạn Trung Quốc.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp cho biết, cây chuối cấy mô du nhập vào Lào Cai từ 2006, được cấy thử nghiệm tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, với diện tích chưa đầy 30ha, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các huyện Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Đó là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao thông qua xuất khẩu trong thời điểm hiện nay bởi nó đã giúp hàng ngàn hộ dân vượt qua đói nghèo.

* Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông&Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Cá rô phi được nuôi phổ biến trên địa bàn của tỉnh trong những năm qua là loại cá rô phi thông thường, chất lượng con giống không đảm bảo, cá rô phi chủ yếu được nuôi ghép với các loại cá khác như Trắm, Trôi, Mè... thức ăn chủ yếu là sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao, hồ, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng dẫn đến năng suất thấp, kích cỡ nhỏ, chất lượng kém. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành thủy sản của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông & Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nhăm cung cấp cá rô phi giống có giá tri kinh tế cao ra thị trường.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực của Trung tâm Khuyến nông & Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc, được triển khai từ tháng 9/20011 đến tháng 2/2012 tại thôn Vân Quang Nam, xã Văn Quán, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) trên diện tích rộng 10.000m2, với số tiến là 45.000,000đ, được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc, hỗ trợ cho Trung tâm KN&KN tỉnh, để nghiên cứu các loại giống cá mới có nằng xuất, sản lương cao, thay thế các giống cá cũ cho năng suất, sản lượng thấp.

Ông Nguyễn Văn Hảo, Trưởng Phòng kỹ thuật của Trung tâm KN&KN cho biết. Cá rô phi đơn tính đực trong ao, với mật độ thả 1-2con/m2 đã cho kết quả khả quan, cá phát triển nhanh, trung bình tăng khoảng từ: 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần cá rô phi thông thường vẫn nuôi trên địa bàn, sau 5 tháng triển khai mô hình cá lớn nhanh đạt trọng lượng trung bình: 0,5-0,6 kg/con, cá biệt có con lên đến 0,8 kg/con, năng suất đạt 20-22 tấn/ha, với giá bán trên thị tường từ 40-45 nghìn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, đầu tư đi, bình quân mỗi hộ chăn nuôi lãi được từ 70-80 triệu đồng/ha. Cá rô phi đơn tính có ưu điểm là thời gian nuôi ngắn, ít tốn thức ăn, cá không bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Ngoài ra, giống cá này cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời lại có giá trị trên thị trường do nhiều thịt, thơm ngon, ít xương răm, kích thước lớn nên rất được ưa chuộng

Để nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, trong thời gian tới Trung tâm KN&KN tỉnh Vĩnh Phúc đang phối hợp với Trung tâm KN&KN các huyện, thị xã để đẩy mạnh diện tích nuôi cá rô phi đơn tính trong tỉnh, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; khai thác triệt để diện tích. Thực hiện quy trình sản xuất giống, du nhập giống có chất lượng cao, sạch bệnh vào nuôi; giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh, con giống, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản... góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để nhân rông mô hình này ra toàn tỉnh, thì cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan Ban, Ngành của tinh Vĩnh Phúc đối với các hộ nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp để tạo ra mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân, góp phần không nhỏ cho chương trình Nông thôn mới.

* Vụ dưa hấu vừa qua, các huyện phía đông tỉnh Gia Lai trồng được hơn 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện KôngChro (gần 400 ha) và huyện ĐăkPơ (250 ha). Thời điểm này, dưa ở các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch rộ. Theo nhiều nông dân, thời tiết tương đối thuận lợi nên năng suất dưa hấu đạt cao, bình quân từ 30 đến 35 tấn/ha. Thêm vào đó giá dưa hấu hiện khá cao, dao động từ 5.000 đến 5.500 đồng/kg. Với giá như vậy, mỗi ha sau khi trừ chi phí, người trồng dưa thu lợi thấp nhất cũng được trên 70 triệu đồng.

* Thời gian gần đây, cá phi xuất hiện trong các ao đầm nuôi trồng thủy sản rất nhiều. Nhiều hộ nuôi tôm nhưng thu nhập từ con tôm lại thấp hơn thu nhập từ cá phi tự nhiên.

Ông Trần Văn Đài, một nông dân ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng tỉnh Cà Mau cho biết, hộ ông có 2 ha đất nuôi tôm, nhưng 6 tháng ông lại tát nước trong ao đầm ra một lần để bắt cá phi. Mỗi lần như vậy ông bắt được từ 500 – 700 ký cá phi với loại có trọng lượng 4 con/kg, cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Nhiều hộ dân khác cũng trong tương hợp như vậy, có người thu hoạch 1 tấn cá phi trong 1 vụ. Trên thị trường hiện nay giá cá phi là 40.000 đ/kg. 1 tấn cá phi cho thu nhập là 40 triệu đồng.

Đây là hiện tương bình thường, bởi vì cá phi là loại cá phát triển tự nhiên, thức ăn của chúng là rong, cỏ non trên ruộng. Ao đầm nuôi tôm là nơi thích nghi với sự phát triển của cá phi nhất nên nó sinh trưởng tự nhiên và phát triển rất nhanh. Cá phi phát triển trong ao đầm nuôi tôm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con tôm.

Trước đây do chưa hiểu biết nên bà con dùng thuốc để diệt cá phi lúc chúng còn nhỏ. Nhưng hiện nay cá phi lại trở thành một loại con có giá trị kinh tế đáng kể, trong khi không cần phải đầu tư cho nó. Uớc tính sản lượng cá phi trong các ao đầm nuôi tôm hiện nay là hàng chục tấn/năm, nhờ xuất hiện loại cá này mà người nuôi tôm có thêm một nguồn thu nhập đáng kể ./.

TG tổng hợp

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất