Thứ Bảy, 28/9/2024
Môi trường
Thứ Hai, 12/4/2010 20:53'(GMT+7)

Phá rừng đặc dụng ở Kim Hỷ và Ba Bể là đặc biệt nghiêm trọng

Gỗ nghiến tại Vườn quốc gia Ba Bể bị chặt hạ.

Gỗ nghiến tại Vườn quốc gia Ba Bể bị chặt hạ.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Cạn, tại Khu bảo tồn thiên nhiêm Kim Hỷ từ cuối năm 2009 đến nay, “lâm tặc” đã chặt hạ 85 cây gỗ nghiến với khối lượng trên 228 khối gỗ tròn, trong đó tại xã Côn Minh là 38 cây với khối lượng 117 khối, xã Ân Tình là 47 cây với khối lượng 111 khối. Nhưng Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn và Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Đỗ Trọng Kim đều cho rằng, báo cáo đó không phản ánh đúng tình hình thực tế phá rừng đặc dụng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, thời gian qua có hàng nghìn cây nghiến bị chặt hạ, khối lượng lên tới hàng chục nghìn khối và chặt phá rừng ở đây là đặc biệt nghiêm trọng.
 

 
Rừng nghiến trên núi đá Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn bị chặt phá tàn bạo hơn.
 
Báo cáo của Giám đốc Vườn quốc gia Ba Bể Nông Thế Diễn cho biết: Từ đầu năm đến nay Vườn quốc gia Ba Bể có 70 cây nghiến với khối lượng gần 336 khối bị chặt hạ.
 
Ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: “Cần làm trong sạch lực lượng kiểm lâm tỉnh Bắc Cạn”.
Ông Hà Công Tuấn phân tích tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tình trạng chặt phá rừng nghiến trên núi đá Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ trong thời gian dài vừa qua là: “Đông người tham gia, trong đó chủ yếu là nhân dân địa phương, phá rừng, vận chuyển và buôn bán có tổ chức và sự tha hóa, không loại trừ sự “tiếp tay” của một số cán bộ trong ngành kiểm lâm”. Rừng nghiến trên núi đá tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ sau khi được chặt hạ đều được cưa thành thớt, vận chuyển trên đường 279 ra quốc lộ 3B để tuồn sang phía huyện Bình Gia và Tràng Định (Lạng Sơn) rồi đưa lên lên biên giới tiêu thụ, nhưng việc ngăn chặn của lực lượng kiểm lâm tỉnh Bắc Cạn không có hiệu quả.

 

Ông Đỗ Trọng Kim, Cục phó Cục Lâm nghiệp: “Có nơi, có lúc chính quyền địa phương đứng ngoài cuộc bảo vệ rừng”.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Đỗ Trọng Kim nhận định, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Bắc Cạn chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, thậm chí có nơi, có lúc còn buông lỏng, chính quyền địa phương đứng ngoài cuộc bảo vệ rừng. Khi đã có điểm nóng về phá rừng xảy ra thì chỉ đạo truy quét không quyết liệt. Cơ cấu tổ chức của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ chưa hợp lý, lãnh đạo Khu bảo tồn hầu như không đi rừng mà chủ yếu phó thác cho anh em kiểm lâm vốn đã quá mỏng.


 

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng đang diễn ra một cách đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, ông Hà Công Tuấn đề nghị cấp ủy có một cuộc vận động chính trị rộng lớn, chỉ đạo các ngành, các cấp và toàn dân cùng vào cuộc bảo vệ rừng, trong đó xem xét tinh thần trách nhiệm của chủ rừng, của chính quyền và các ngành chức năng. Trước mắt, phải tổ chức lực lượng truy quét lâm tặc trong rừng, trên đường, các tụ điểm, chốt chặn và đặc biệt là phải làm trong sạch lực lượng kiểm lâm, ban hành quy chế xử lý cán bộ, tổ chức để mất rừng. Về lâu dài, giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho dân quản lý để bảo vệ rừng tận gốc.

 


 
Chỉ một phần rất nhỏ thớt nghiến được thu giữ tại Trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiêm Kim Hỷ.

Trước tình hình khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ quý hiếm trên trên địa bàn tỉnh diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, chiều nay 12-4, UBND tỉnh Bắc Cạn đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp để triển khai các biện pháp bảo vệ rừng.

Theo Nhân Dân Online
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất