Thứ Tư, 8/5/2024
Vấn đề quan tâm
Thứ Bảy, 19/8/2017 20:16'(GMT+7)

“Phải nhốt quyền lực trong lồng thể chế”

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ thứ XII.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ thứ XII.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một số quy định, việc trao quyền không phù hợp với trách nhiệm thì dẫn đến người đứng đầu ỷ lại, dựa vào tập thể, thiếu năng động, sáng tạo, không dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, thu mình để được bình an, làm cho cơ quan, đơn vị, địa phương yếu kém, mất đoàn kết, kinh tế - xã hội không phát triển được.

Ngược lại, việc trao quyền cho cá nhân người đứng đầu không tương thích với trách nhiệm (quyền lớn hơn trách nhiệm), thì người đứng đầu dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền, làm trái, bất chấp nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình, nhất là trong công tác cán bộ.

Cũng có một thực tế khác cho thấy, khi việc trao quyền và trách nhiệm của người đứng đầu dù là tương thích nhưng tập thể vì nể nang, ngại va chạm, hoặc bị người đứng đầu thao túng, dẫn đến tự tung tự tác, thì không những chỉ mình người đứng đầu có khuyết điểm, vi phạm, mà cả tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cũng mắc phải khuyết điểm, vi phạm. Tất cả các trường hợp này đều phải bị xem xét, xử lý kỷ luật; thậm chí có tổ chức đảng, có tập thể đã bị kỷ luật rất nghiêm khắc của cấp có thẩm quyền.

Qua kiểm tra ở một số tổ chức đảng cho thấy, người đứng đầu khi trao quyền cho cấp phó, cấp dưới thì lại thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát thường xuyên, dẫn đến cấp dưới làm trái, có khuyết điểm, vi phạm nhưng không biết; mặt khác, cấp dưới khi thấy vấn đề có tính phức tạp, nhạy cảm, hoặc vượt quá thẩm quyền cũng không chủ động báo cáo, xin ý kiến của người đứng đầu. Vậy là, khi có sai phạm thì ảnh hưởng đến cả uy tín của tổ chức, của tập thể, của người đứng đầu và của cán bộ.

Trong khi đó, tổ chức có thẩm quyền cấp trên cũng thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nên cũng không phát hiện được thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế của người đứng đầu và của cấp phó của người đứng đầu, cấp dưới để góp ý, cảnh báo, nhắc nhở sửa chữa, khắc phục kịp thời. Dẫn đến khi có vụ việc xảy ra, kiểm tra thấy có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý, thì hậu quả là vừa hỏng công việc, vừa mất cán bộ, vừa ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, của những người có liên đới trách nhiệm.

Qua các vụ việc, biểu hiện như trên trong công tác cán bộ cho thấy nguyên nhân chính là do còn có quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ; việc thực hiện của tổ chức đảng, cơ quan đơn vị chưa bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, chưa bảo đảm sự công khai minh bạch, công bằng. Điều quan trọng là chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát chặt chẽ việc trao và thực thi quyền lực của người đứng đầu, dẫn đến hậu quả và hệ quả khôn lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay; cần thực hiện một số giải pháp chính sau đây:

Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Hai là, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải thật sự gương mẫu, thể hiện tính tiên phong đi đầu, khắc phục biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, can thiệp, ngăn cản, bất chấp nguyên tắc; khắc phục sự nể nang, né tránh, ngại va chạm, không thẳng thắn đấu tranh phê bình, góp ý chân thành với đồng chí mình, nhất là với người đứng đầu.

Ba là, các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước kịp thời rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của tổ chức mình cho phù hợp và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó chú ý phân định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của tập thể, cá nhân, nhất là thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu; kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, quyết định phân bổ nguồn lực, phê duyệt các dự án đầu tư,...

Bốn là, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, trước hết là người đứng đầu nêu cao đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, không sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước Nhân dân.

Năm là, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện tốt cơ chế kiểm soát việc trao và thực thi quyền lực của người đứng đầu để phòng ngừa, ngăn chặn việc lạm quyền, lộng quyền. Việc xử lý những sai phạm phải kịp thời, kiên quyết, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, hết tuổi công tác của cán bộ; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm trong thực thi quyền lực trong công tác cán bộ gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả đang đương chức và đã nghỉ chế độ.

Sáu là, nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhất là đối với người đứng đầu. Hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể chính trị - xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, giữ cương vị nào để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII của Đảng về xây dựng Đảng.

Cao Văn Thống
 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Nguồn: Nhân dân

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất