Đây không chỉ là một vấn đề pháp lý đơn thuần, mà còn có ý nghĩa chiến lược to lớn, không chỉ cho Philippines, mà còn cho các nước tranh chấp khác có thể nhờ đến chiến lược chiến tranh pháp lý tương tự để gây sức ép và có được những nhượng bộ từ Trung Quốc.
Trang tin National Interest (Mỹ) mới đây có bài phân tích của tác giả
Richard Javad Heydarian, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La
Salle và Giáo sư Matthew C. Waxman thuộc Đại học Columbia, trong đó nhận
định rằng: "Danh tiếng và uy tín của Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển (UNCLOS) – với vai trò là một cơ quan gồm các quy định và các cơ
chế giải quyết tranh chấp ràng buộc – đang bị đe dọa". Cơ quan trọng tài
phải đối mặt với nguy cơ "bị chối bỏ, chế giễu và chịu thiệt thòi từ
cường quốc lớn nhất trong khu vực".
Tháng 10/2015, Hội đồng
Trọng tài (được thành lập theo Điều 287, Phụ lục VII của UNCLOS) đã
quyết định sẽ thực hiện quyền tài phán về một nửa các mục trong hồ sơ
kiện của Philippines, các hạng mục còn lại sẽ được kiểm tra bằng cả thẩm
quyền và tài đức. Trong một bản tóm tắt gồm mười trang, các thẩm phán
cho rằng việc thành lập hội đồng trọng tài cho vụ kiện Philippines "là
quyết định đúng đắn" và rằng "hành động thành lập Hội đồng Trọng tài này
không cấu thành sự lạm dụng quyền lực như khẳng định của Trung Quốc".
Các thẩm phán nhắc lại rằng "việc Trung Quốc không xuất hiện trong quá
trình tố tụng không làm mất thẩm quyền của PCA" và "luật pháp quốc tế
không đòi hỏi một nhà nước phải tiếp tục đàm phán khi nhà nước đó
kết luận rằng không thể sử dụng giải pháp thương lượng được nữa".
Tòa Trọng tài Thường trực, mặc dù không có quyền phán quyết về các
vấn đề chủ quyền, nhưng vẫn có đủ thẩm quyền trong việc xác định bản
chất của các thực thể tranh chấp, đặc biệt là các đá Vành Khăn,
Chữ Thập, bãi cạn Scarborough...
PCA cũng có thể thực hiện
quyền tài phán về việc cuộc diễn tập của tàu Philippines hoạt động
gần bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc cáo buộc là hành động xâm lược,
cũng như các tác động sinh thái của các hoạt động cải tạo của Trung
Quốc gần bãi cạn Scarborough và bãi cát ngầm Second Thomas. Tuy nhiên,
các vấn đề quan trọng như tính hợp lệ của yêu sách “đường lưỡi
bò” của Trung Quốc và học thuyết mơ hồ về "chủ quyền lịch sử" lại
cần phải cân nhắc thêm. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục bỏ qua cơ
hội để chính thức tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 5, Phụ lục
VII.
Do đó, cơ quan trọng tài bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
rằng: Thứ nhất, UNCLOS và cơ quan trọng tài dưới sự bảo trợ của UNCLOS
không có nhiệm vụ phân xử tranh chấp ở Biển Đông; Thứ hai, Philippines
vẫn chưa sử dụng hết các cuộc đàm phán song phương trước khi buộc phải
nhờ đến tòa trọng tài; và thứ ba, Trung Quốc, theo Điều 298, đã tự
loại mình ra khỏi quá trình này. Đây không chỉ là một vấn đề
pháp lý đơn thuần, mà còn có ý nghĩa chiến lược to lớn, không chỉ cho
Philippines, mà còn cho các nước tranh chấp khác có thể nhờ đến chiến
lược chiến tranh pháp lý tương tự để gây sức ép và có được những
nhượng bộ từ Trung Quốc. Trên thực tế, trường hợp nhờ đến PCA của
Philippines có thể tạo ra một cuộc "chiến tranh pháp lý cấp số
nhân". Đến nay, Indonesia, đã từng bước giảm thái độ trung lập trong
các tranh chấp ở Biển Đông, và Việt Nam đã tăng cường quan hệ quốc phòng
với Mỹ và tuyên bố sẽ đi đến cùng nếu Trung Quốc tiếp tục có những
động thái hung hăng ở các vùng biển lân cận.
Tàu Trung Quốc tiến sát tàu cá Philippines gần Scarborough. Ảnh: AP
|
Quan
trọng hơn, phán quyết của tòa trọng tài có thể đem lại một chứng
minh hợp pháp hoàn hảo không chỉ cho Mỹ, mà còn cho các cường quốc
hải quân quan trọng khác như Nhật Bản, để khởi động chiến lược duy trì
và đa phương hóa Các hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) trên Biển
Đông. FONOP với sự phối hợp đa quốc gia giữa Mỹ và các đồng minh chủ
chốt của mình sẽ tạo ra áp lực đủ lớn để buộc Trung Quốc phải điều
chỉnh lại hành vi của mình trong khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên,
một kết quả thuận lợi sẽ đem lại cho Chính quyền ông Duterte một đòn
bẩy tuyệt vời trong bất kỳ cuộc thách thức song phương nào với Trung
Quốc. Chẳng hạn, chính quyền mới của Phillipines có thể không sử dụng
tất cả các kết quả từ PCA – chỉ coi là một ý kiến tham vấn chứ
không phải một ràng buộc – để đổi lấy sự nhượng bộ của Trung Quốc ở
Biển Đông, ví dụ như không áp đặt các giới hạn đối với ngư dân,
hải quân và các tàu Philippines di chuyển trong các vùng biển tranh chấp
để cùng sử dụng bãi cạn Scarborough, ngoài ra còn có các hoạt
động đầu tư quy mô lớn. Rõ ràng là Trung Quốc hoan nghênh mọi cơ hội
để tránh một "cuộc đảo chính quyền lực mềm" nếu Manila chọn tập hợp sự
ủng hộ quốc tế và miêu tả Trung Quốc, bá chủ tham vọng trong khu vực,
như “một con ngựa bất kham và sống ngoài vòng pháp luật”.
Đến
nay, các cường quốc trong Nhóm G-7, Australia và gần như tất cả các
nước có liên quan trong khu vực châu Á đã công khai hoặc gián tiếp bày
tỏ sự ủng hộ đối với PCA, buộc Trung Quốc đang trong trạng thái hoảng
sợ phải một mực tuyên bố rằng mình nghi ngờ về tính hợp pháp của
cơ quan trọng tài, thiết lập tòa án quốc tế riêng và tập trung sự ủng
hộ của 40 quốc gia.
Tất nhiên cũng có một khả năng khác.
Chính quyền của ông Duterte và ông Tập Cận Bình có thể cùng tôn trọng
luật pháp quốc tế và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp trên cơ sở đàm
phán song phương bằng cách chọn ra một cơ chế mà hai bên có thể
chấp nhận nhiều hơn theo UNCLOS. Hai bên đều có thể đồng thuận lập một
"Ủy ban Hoà giải", cho phép cả hai bên giải quyết các yêu sách lãnh
thổ đang tranh chấp với sự hướng dẫn của các chuyên gia pháp lý mà
hai bên thỏa thuận, nhóm chuyên gia này sẽ cung cấp tư vấn pháp lý mà
không có phán quyết ràng buộc. Nói một cách ví von, trong khi người tiền
nhiệm của Duterte lựa chọn thủ tục “ly hôn” (tức là, bắt buộc dùng
đến Tòa trọng tài), thì ông Durterte có thể lựa chọn tư vấn "hôn
nhân" (tức là, Uỷ ban hoà giải) trong mối quan hệ với Trung Quốc.
TTXVN