Thứ Ba, 26/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 7/4/2015 15:27'(GMT+7)

Phản ứng của các bên liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong một nỗ lực nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ có khuynh hướng phản đối, ông Obama đã phát biểu trên hệ thống phát thanh NPR rằng những yêu sách đối với Iran về việc phải công nhận Israel vượt quá phạm vi của thỏa thuận hạt nhân này.

Đối với Tehran, trước đó, Tổng thống Obama cũng đã tuyên bố rằng Iran nên chấm dứt việc đe dọa Israel và ngừng can dự vào những cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở quanh Trung Đông.

Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA của Nga được đăng tải ngày 6/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng một thỏa thuận tạm thời giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) về chương trình hạt nhân của Tehran sẽ không dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Theo ông Lavrov, thỏa thuận đạt được hôm 2/4 vừa qua giữa Iran và Nhóm P5+1 sẽ kiềm chế hoạt động nghiên cứu hạt nhân của Tehran ít nhất một thập kỷ.

Trong khi đó, cũng trong ngày 6/4, Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz tuyên bố việc tiến hành hành động quân sự chống chương trình hạt nhân của Iran vẫn là một sự lựa chọn bất chấp thỏa thuận khung giữa nước Cộng hòa Hồi giáo này và các cường quốc thế giới đã đạt được hồi tuần trước.

Phát biểu với báo giới, ông Steinitz nêu rõ: “Nếu Iran sản xuất được các loại vũ khí hạt nhân, đây là một sự đe dọa mang tính sống còn với Israel.”

Ông Steinitz cũng đã đề xuất những điều khoản cho một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với Iran mà ông cho rằng sẽ là một sự cải thiện so với thỏa thuận khung đạt được hôm 2/4 vừa qua./.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất