Thứ Hai, 23/9/2024
Môi trường
Thứ Ba, 28/2/2012 14:7'(GMT+7)

Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam: 3 nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu khí tượng thủy văn và động lực biển

 Biển Đông nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của hệ thống gió mùa châu Á – Úc, là vùng biển nhiệt đới – xích đạo thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, là nơi chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu chi phối toàn bộ các quá trình biển khu vực. Do vậy, nghiên cứu tương tác biển – khí quyển, biển – lục địa cũng như nghiên cứu các chu trình sinh – địa – hóa khu vực Biển Đông và vùng biển Việt Nam đang là những vấn đề cấp thiết. Trong đó có 3 nội dung lớn cần giải quyết gồm: Nghiên cứu mối quan hệ tương tác của vùng biển Tây Thái Bình Dương với Biển Đông; tương tác Biển Đông và lục địa Việt Nam; Xây dựng hệ thống mô hình số hiện đại tính toán, dự báo và kiểm soát các quá trình của Biển Đông và biển Việt Nam.

Nghiên cứu mối quan hệ tương tác của vùng biển Tây Thái Bình Dương với Biển Đông dưới tác động của gió mùa khu vực, sẽ giúp làm sáng tỏ về cơ chế trao đổi nước Tây Thái Bình Dương vào Biển Đông, con đường di cư của các đàn cá ngừ đại dương vào Biển Đông và chu kỳ biến động của chúng, sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến vùng biển Việt Nam.

Theo Viện Địa chất và địa vật lý biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Vấn đề tương tác Biển Đông và lục địa Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ chu trình biến đổi của các quá trình thủy thạch động lực vùng thềm lục địa và vùng biển ven bờ Việt Nam, trước hết là sự biến đổi chu kỳ các quá trình hải dương học và động lực biển; giám sát và quan trắc khí tượng thủy văn và động lực biển trên toàn vùng ven bờ Việt Nam để có được hệ thống số liệu thực tế có giá trị. Đặc biệt, việc nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống mô hình số để tính toán, dự báo và kiểm soát các quá trình của Biển Đông và biển Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng nhất xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ biển ở trình độ cao, đáp ứng giải quyết các nội dung nghiên cứu khí tượng thủy văn và động lực biển.


Để hoàn thành các nhiệm vụ trong tâm trên, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn và động lực biển, thường xuyên cập nhật số liệu điều tra, số liệu viễn thám biển và chia sẻ thông tin phục vụ nghiên cứu biển đa mục tiêu trong công tác nghiên cứu khoa học. Trước mắt là hoàn thành việc lắp đặt ở một số khu vực ven bờ hệ thống đo đạc, giám sát bề mặt biển bằng Ra đa độ phân giải cao (HF) có khả năng quan trong dòng chảy trên mặt biển (tốc độ, hướng) trong phạm vi 200 km cách bờ và quan trắc các yếu tố sóng (độ cao, chu kỳ, hướng truyền sóng) trên khoảng cách 29 km tính từ bờ. Bên cạnh đó, cần triển khai tích cực và có hiệu quả các nội dung định hướng chiến lược trong các Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về biển giai đoạn 2011 – 2020; tham gia tích cực dự án hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ về Hải dương học; xây dựng tiềm lực, tăng cường đào tạo các chuyên gia hải dương học ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ ở các nước khoa học biển như Nga, Pháp, Mỹ...


Trong những năm qua, Việt Nam đã có một số kết quả nổi bật trong nghiên cứu khí tượng thủy văn và động lực biển, như xây dựng quy trình công nghệ dự báo khí tượng thủy văn và động lực biển hạn ngắn với độ chính xác cần thiết đảm bảo an toàn các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên các vùng biển Việt Nam; ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ; ứng dụng các mô hình số trong dự báo tai biến mô trường biển…/.

TTX

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất