Thứ Hai, 7/10/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 22/4/2009 14:47'(GMT+7)

Phát triển nguồn nhân lực phần mềm

Sinh viên Hàn Quốc và sinh viên Việt Nam

Sinh viên Hàn Quốc và sinh viên Việt Nam

Hiện tượng này không khó lý giải, vì trên thực tế công nghiệp CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm (CNPM) nước ta còn rất non trẻ.


Hiện nay nước ta có khoảng 26 nghìn chuyên viên phần mềm, trong khi hằng năm có 40 nghìn sinh viên vào các khoa công nghệ thông tin ở cấp đại học và cao đẳng. Số lượng chuyên viên phần mềm chỉ tăng trưởng tối đa 20%/năm, nghĩa là trong vài năm gần đây, có hàng chục nghìn sinh viên đại học và cao đẳng ngành CNTT không có việc làm trong công nghiệp phần mềm. Trong khi đó, có một số không nhỏ chuyên viên đang làm việc trong lĩnh vực phần mềm lại không xuất thân từ các ngành khoa học máy tính hay công nghệ thông tin; họ có thể được đào tạo chuyên ngành toán lý thuyết, toán ứng dụng, vật lý, xây dựng, kinh tế...


Cho đến nay, ngoài Ðại học tư thục FPT, chưa hề có trường đại học nào khác đào tạo nhân lực dành riêng cho CNPM. Khoa học máy tính (computer science), hay công nghệ thông tin (information technology) là những phạm trù quá rộng so với một lĩnh vực cụ thể là phần mềm. Chính vì vậy, các công ty phần mềm trong nước và công ty nước ngoài thường xuyên than phiền về chất lượng nhân lực lấy thẳng từ các trường đại học.


Ngay cả các công ty phần mềm, đặc biệt là trong nước, cũng thường không phân biệt rạch ròi giữa nhân lực sản xuất phần mềm và nhân lực cần để kinh doanh sản phẩm phần mềm. Trong khi đó, để đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp, lại cần phải đánh giá giá trị kinh doanh chứ không phải chỉ là năng lực sản xuất của nó. Chúng ta có thể thấy các công ty này chủ yếu than phiền về chất lượng công nhân trên dây chuyền sản xuất, chứ không phải than phiền về chất lượng nhân lực đóng góp vào quá trình xây dựng thành công trong kinh doanh của công ty.


Hàng chục nghìn sinh viên đại học và cao đẳng ngành công nghệ thông tin không có việc làm trong công nghiệp phần mềm cũng được chuyển vào các ngành công nghiệp khác. Với kiến thức và kỹ năng về CNTT được đào tạo, họ đã và đang góp phần tạo ra môi trường sử dụng phần mềm, tạo điều kiện cho công nghiệp phần mềm phát triển. Họ có thể một lần nữa được "chuyển loại" nhanh chóng để tham gia trực tiếp vào công nghiệp phần mềm.


Phát triển nguồn cung nhân lực phần mềm cho thế giới, chắc chắn sẽ là lối ra cho nền công nghiệp phần mềm nước nhà. Nền công nghiệp này sẽ trở thành một nền công nghiệp sản xuất ra không chỉ là phần mềm, mà còn sản xuất ra một lực lượng lao động đông đảo có chất lượng cao. Ðể tiếp cận nhu cầu của thế giới, CNPM của nước ta có thể chọn một trong hai, hoặc cả hai cách: tiếp cận trực tiếp, và tiếp cận gián tiếp thông qua nâng cao mức cầu nội địa. Dù chọn cách nào đi nữa, việc đầu tiên cần làm là gia tăng lượng cung nhân lực như một trong các biện pháp kích cầu.

Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất