Thứ Sáu, 4/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 21/3/2011 15:47'(GMT+7)

Phòng từ chính “nhân tai”

Rừng đầu nguồn đang biến mất

Bất cứ ai cũng hiểu được vai trò quan trọng của rừng đầu nguồn trong việc duy trì và cân bằng môi trường sống, thế nhưng tình trạng chặt phá, huỷ hoại rừng dường như chưa bao giờ không ở mức báo động. Không thời điểm nào trên công luận, báo chí lại không nêu những vụ phá rừng đây đó diễn ra.

Theo Tổng cục Thống kê cho biết, nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, trung bình một ngày có 5,5ha rừng bị tàn phá. Phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy; phá rừng để tìm kiếm khoáng sản; phá rừng lấy gỗ; phá rừng để... trồng rừng mới và vô vàn những kiểu tiếp tay vi phạm pháp luật khác đang huỷ hoại “lá phổi xanh” của đất nước. Cũng theo Tổng cục Thống kê, diện tích rừng nước ta đang tăng nhưng chất lượng giảm nhiều do rừng nguyên sinh, rừng giàu ngày một ít đi. Cả nước có khoảng 12.000 loài thực vật, là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Tính đến thời điểm này, cả nước có 13.118.773ha rừng.

Trên thực tế, so với 5 năm trước khi triển khai chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng, diện tích rừng của cả nước đã tăng hơn 1 triệu hécta; độ che phủ của rừng tăng từ 28% (năm 1993) lên 38,7% năm 2008. Nhưng diện tích rừng già, nguyên sinh đang dần mất đi. Diện tích rừng tăng lên phần lớn là do rừng mới trồng, vì thế đa dạng sinh học và thực vật đang bị tổn thất nghiêm trọng.

Tình trạng trên kéo dài đã làm cho những cánh rừng đầu nguồn bị cạn kiệt, nên cứ đến mùa mưa lũ là gây nên nạn sụt lở đất, lũ quét. Nhà chức trách, các tổ chức bảo vệ tài nguyên môi trường luôn đưa ra thông điệp bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn để đảm bảo chức năng phòng hộ, cân bằng môi trường sinh thái nhưng tình trạng chặt phá rừng vô tội vạ vẫn diễn ra, có lúc tưởng như lực lượng kiểm lâm không thể kiểm soát nổi.

Đến năm 2050, khoảng 8,4 triệu người VN thiếu nước ngọt do biến đổi khí hậu - Đó là cảnh báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngày 14.3. Cũng theo ADB, VN là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do vậy, đi cùng với sự ảnh hưởng này là  khả năng hàng triệu hécta đất bị ngập với hàng chục triệu dân mất nhà cửa do nước biển dâng cao. Bên cạnh đó, số dân sống ở nông thôn chiếm tới 73% dân số của cả nước, nên tình trạng đói nghèo có thể tăng từ 21-35%.     K.Y.M

Tại Huế, lợi dụng chủ trương chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng kinh tế và chủ trương cho phép khai thác gỗ để xoá nhà tạm cho dân, gần hai năm nay, người dân huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phá trắng hàng trăm hécta rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dụng... ở đầu nguồn sông Hương.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) được các nhà khoa học đánh giá là phong phú cả về động vật, thực vật lẫn hệ sinh thái, là “lá phổi” của khu vực Đông Nam Bộ, nhưng gần 26.000ha rừng đặc dụng phải bảo vệ nghiêm ngặt vẫn cứ bị chặt phá. Hàng ngàn cây gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương... có đường kính trên 1m bị đốn hạ dọc ngang khắp khu rừng.

Các đơn vị, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng thường không dám ra tay khi giáp mặt lâm tặc do không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nên khi gặp lâm tặc không dám bắt giữ, thậm chí còn bị tấn công lại.

Nguồn nước ô nhiễm nặng

VN được xem là quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng và bảo vệ chưa tốt khiến các nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do một lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây nên, còn nguồn nước ngầm bị nhiễm các chất hữu cơ khó phân huỷ.

Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông.

Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.

Lũ lụt tại Việt Nam.     Ảnh: TL

Lũ lụt tại Việt Nam. Ảnh: TL

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, việc ô nhiễm nguồn nước còn gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Môi trường và Phát triển bền vững, hệ thống kênh rạch ở TPHCM đã bị ô nhiễm mức trung bình đến nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm ở mức nghiêm trọng là kênh rạch thuộc khu vực nội thành. Các sông nhỏ thuộc Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã bị ô nhiễm nặng.

Phần lớn sông Sài Gòn, Đồng Nai và toàn bộ các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp, Cần Giờ ô nhiễm ở mức trung bình. Chỉ đoạn ngắn sông Sài Gòn và Đồng Nai còn duy trì ở mức ô nhiễm nhẹ. Kết quả này cho thấy chỉ còn rất ít khu vực có thể lấy nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản.

Cụ thể, đoạn hợp lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn đến thượng nguồn hồ Dầu Tiếng (sông Đồng Nai, đoạn từ Tây Ninh đến Bến Đình, cầu Bình Phước đến cầu Sài Gòn (sông Sài Gòn) và một số ít đoạn thuộc sông Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu - Ngã Bảy, Vàm Sát, những đoạn sông như từ Bến Đình - xã Nhị Bình – cầu Bình Phước, cầu Sài Gòn - cảng Tân Thuận, ngã ba hợp lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn (thuộc sông Sài Gòn); toàn bộ các sông, rạch Cần Giuộc và Nam Bình Chánh, Nhà Bè; toàn tuyến Lòng Tàu - Gò Da, sông Thị Vải và các kênh rạch nội thành đều không thể sử dụng nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản...

Theo Lao Động

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất