Từ một tỉnh có mức sinh cao đứng đầu miền Bắc (năm 1960) với tỷ suất
sinh là 45,6%o, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
là 6,5 con, đến năm 2016 mức sinh trên địa bản tỉnh Phu Thọ đã giảm xuống còn 17,04%o và 2,3 con; tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số giảm từ 3,41% xuống 1,18%; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên từ
30% giảm còn 12,3%.
Cơ hội và thách thức
Cơ cấu dân số cũng đã có sự chuyển biến
tích cực, tỷ số phụ thuộc giảm mạnh, sau hơn 10 năm tỷ số phụ thuộc giảm
từ 66,1% năm 1999 xuống 30,7% năm 2016. Hiện nay, cứ trung bình hơn 2
người trong độ tuổi lao động chỉ có 1 người phụ thuộc. Với cơ cấu dân số
lý tưởng đó, tỉnh Phú Thọ bước vào “kỷ nguyên của cơ cấu dân số vàng”,
cơ hội lý tưởng để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả ổn định quy mô dân số và cơ cấu
dân số có sự chuyển biến tích cực đã góp phần nâng cao chất lượng dân số
của tỉnh, tuổi thọ bình quân của người dân trong tỉnh đạt 73 tuổi, chỉ
số phát triển con người (HDI) tương đương mức bình quân của cả nước. Mức
sinh thấp và dần ổn định là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện tình
trạng sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Tỷ số chết mẹ, tỷ suất chết trẻ em dưới 1
tuổi giảm mạnh và ở mức thấp, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước. Kết quả đó đã góp phần
không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,
công tác Dân số và Phát triển của tỉnh Phú Thọ vẫn đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn thách thức cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số.
Phú Thọ có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao (388 người/km2 ), là
tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính khi sinh tuy đã được
kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao tương đương mức bình quân chung của cả
nước. Dân số Phú Thọ hiện nay đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đi liền
với cơ hội là những thách thức đặt ra rất lớn về giải quyết việc làm và
an sinh xã hội. Cùng với sự xuất hiện của cơ cấu dân số vàng, tỉnh Phú
Thọ đã bước vào thời kỳ già hóa dân số, đây là vấn đề có tác động tới
tất cả các khía cạnh của đời sống con người. Chất lượng dân số tuy đã
được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp, tuổi thọ tăng nhưng số năm sống khỏe
mạnh thấp, tỷ lệ người bị khuyết tật, số trẻ sinh ra bị dị tật và mắc
các bệnh lý bẩm sinh còn cao.
Như vậy, nhiều vấn đề mới đã nảy sinh,
vừa là cơ hội vừa là thách thức, đòi hỏi phải có những chính sách phù
hợp. Việc chuyển trọng tâm từ DS - KHHGĐ sang Dân số và Phát triển là
bước ngoặt quan trọng để đất nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng phát
triển bền vững.
Nhân rộng các mô hình nâng cao chất lượng dân số
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới như: Kết luận số
119-KL/TW của Ban Bí Thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số
47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách DS - KHHGĐ; Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
21-NQ/TW và các kế hoạch, đề án về công tác dân số của Bộ Y tế ... Tỉnh
Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai các hoạt động cụ
thể.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban
hành Kết luận số 15-KL/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số và Phát
triển với phương hướng: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ
Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ; Kế hoạch
số 47-KH/TU về thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW với mục tiêu giải quyết
toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng
dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế -
xã hội. Tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt và duy trì mức sinh
thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận
dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố
dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào công cuộc xây
dựng, phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên
và nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác
dân số trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng Hướng dẫn
việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Kế
hoạch số 47-KH/TU. UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch giai đoạn thực
hiện công tác Dân số và Phát triển, đồng thời tiếp tục triển khai, nhân
rộng các mô hình nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh....
Ngay từ đầu năm 2018, Ban Chỉ đạo công
tác Dân số và Phát triển tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công Hội nghị
quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW tới đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các đơn vị trong
ngành Y tế. Nhìn chung việc triển khai, quán triệt Nghị quyết được thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ tỉnh
đến cơ sở.
Trong các nhóm giải pháp trên, nhóm giải
pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền là yếu tố
quyết định; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác dân số
có vai trò căn bản; đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác
dân số là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác Dân
số và Phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói
chung.
Trong thời gian tới, để thực hiện thành
công việc chuyển trọng tâm chính sách từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát
triển, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị
quyết số 21-NQ/TW và các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số
và Phát triển. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới nội dung
tuyên truyền, vận động về công tác dân số; nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý nhà nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ dân số; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số và tăng cường hợp
tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư cho công tác
dân số.
Hồng Quân (giadinh.net)