Thứ Ba, 19/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 12/6/2009 6:27'(GMT+7)

Quan hệ Mỹ-Iran sẽ phát triển như thế nào sau cuộc bầu cử ở Iran

Thậm chí nếu ông Ahmadinejad thất bại thì một sự tan băng ngay trong quan hệ với Mỹ sau ba thập niên thù địch là không dễ xảy ra, một phần là vì Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei là người có tiếng nói cuối cùng về chính sách đối ngoại và chương trình hạt nhân của Iran.

Dưới đây là một số tình huống về các mối quan hệ Mỹ-Iran có thể sẽ diễn biến sau cuộc bầu cử tổng thống Iran:

Các cuộc Đàm phán Đa phương
Hồi tháng 4, Mỹ cho biết là họ sẽ cùng với năm cường quốc - Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức- tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Tổng thống Ahmadinejad đã từ chối bất kỳ cuộc thảo luận nào như vậy và đã bác bỏ đề xuất của Phương Tây về việc Iran sẽ tạm dừng mở rộng chương trình hạt nhân đổi lại các nước Phương Tây sẽ vô hiệu hoá các lệnh cấm vận mới đối với Iran.

Ngược lại, ứng cử viên ôn hoà Mirhossein Mousavi cho biết nếu ông chiến thắng, Iran có thể sẽ  theo đuổi các cuộc đàm phán với các cường quốc để đảm bảo với họ rằng các hoạt động hạt nhân của Iran là vì mục đích hoà bình, mặc dù công việc vẫn tiếp tục. Iran cho rằng chương trình hạt nhân là nhằm mục đích sản xuất điện chứ không phải sản xuất bom.

Năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức đã cố gắng thuyết phục Iran tạm dừng làm giàu uranium bằng cách đưa ra những đề nghị giúp đỡ hoặc áp dụng các biện pháp cấm vận. Iran đã bác bỏ gói sáng kiến được đưa ra trong năm 2006 và cho rằng họ muốn thương thuyết một thoả thuận hoà bình và an ninh rộng rãi hơn.

Các cuộc Hội đàm Mỹ-Iran
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị đàm phán trực tiếp với Iran về một loạt vấn đề bao gồm cả chương trình hạt nhân, đề xuất đổi mới quan hệ nếu Iran “nới lỏng nắm tay” và cho rằng ông muốn chứng kiến quá trình này vào cuối năm nay.

Tổng thống Obama đã cho biết ông hy vọng sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán ngay sau cuộc bầu cử của Iran. Tất cả bốn ứng cử viên tổng thống Iran đều yêu cầu có những thay đổi “thực tế” trong chính sách của Mỹ trước bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào.

Hai ứng cử viên ôn hoà là cựu thủ tướng Mousavi và cựu chủ tịch quốc hội Mehdi Karoubi, nói đến một trang mới với Washington. Ông Mohsen Rezaie, cựu tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng, cũng ủng hộ một cách tiếp cận ít đối đầu hơn với Washington.

Nhưng không việc gì xảy ra mà không có sự đồng ý của ông Khamenei, người đã có nhiều phát biểu có quan điểm chống Mỹ kể từ khi có sự thương lượng của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, một ứng cử viên ôn hoà giành chiến thắng sẽ làm cho ông Khamenei phải thể hiện tính mềm dẻo.

Nếu Tổng thống Ahmadinejad giành chiến thắng sẽ cản trở bước tiến của những người bảo thủ ôn hoà, những người theo chủ nghĩa thực dụng và những người theo chủ nghĩa cải lương, lực lượng này đã tập hợp lại thành một nhóm để chống lại ông kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2005. Trong số này có cả cựu Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani và người kế nhiệm Mohammad Khatami, cả hai đều cáo buộc ông Ahmadinejad đã làm cho Iran ngày càng trở nên cô lập bằng các bài phát biểu hiếu chiến của ông.

Các biện pháp cấm vận cứng rắn hơn
Giống người tiền nhiệm George W. Bush, ông Obama quyết tâm ngăn chặn Tehran sản xuất bom hạt nhân và đã đưa ra “một loạt các bước”, bao gồm cả cấm vận “để đảm bảo rằng Iran hiểu chúng ta nghiêm khắc” nếu đến cuối năm 2009 không đạt được tiến triển nào trong ngoại giao.

Các lệnh cấm vận hiện tại của Mỹ và Liên Hợp Quốc đã làm tăng chi phí thương mại và đã cản trở nhiều công ty Phương Tây làm ăn với Iran, nhưng chúng đã không làm thay đổi được chính sách hạt nhân của Tehran.

Nga và Trung Quốc trước đây đã phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quốc hội Mỹ đang xem xét một dự thảo cấm vận dầu khí, sẽ phạt các công ty cung cấp dầu cho Iran. Hành động này nằm trong số những biện pháp cấm vận kinh tế mạnh nhất hiện có.

Iran phải nhập đến 40% dầu bởi vì họ thiếu khả năng lọc dầu để phục vụ cho lĩnh vực vận tải địa phương được trợ cấp cao của họ.

Hành động quân sự
Trong khi vẫn chưa tiếp cận được với Iran, nhưng nói chung Tổng thống Obama đã tránh lặp lại câu nói của cựu Tổng thống Bush là “tất cả các lựa chọn đều được cân nhắc”, nghĩa là một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên ông không loại trừ hành động quân sự nếu con đường ngoại giao thất bại.

Chính quyền Obama, giống với người tiền nhiệm, đã cảnh báo Israel tự ý tấn công Iran.

Theo một quan chức thuộc đảng Likud thì Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nói tại một phiên họp kín của đảng hôm 25/5 là: “Chúng ta sẽ có những biện pháp quân sự chống lại mối đe doạ này, hoặc không ai. Mục tiêu chính là đẩy lùi mối đe doạ Iran.”

VIT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất