Thứ Tư, 20/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 19/5/2009 15:3'(GMT+7)

Quan hệ Nga-EU khó khởi sắc

Xe tăng diễu hành trên Quảng trường Đỏ ở Moscow

Xe tăng diễu hành trên Quảng trường Đỏ ở Moscow

Các bạn sẽ thấy sự im lặng khó chịu và những nụ cười băng giá nếu chúng tôi rời Khabarovsk với ít thiệt hại nhất", một nhà ngoại giao châu Âu nắm rõ về công việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ở miền Đông nước Nga nhận định.

Các hội nghị trước đây thường bị chi phối bởi những cuộc cãi vã công khai về các tiêu chuẩn dân chủ và thành tích nhân quyền ở Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Nga lúc đó là Putin đã đáp lại mọi lời chỉ trích về sự cầm quyền của ông bằng những ví dụ tương tự về tham nhũng hoặc lạm quyền tại các nước EU.

Tổng thống Medvedev lên nắm quyền năm 2008 đã mở ra những hy vọng về một kỷ nguyên thân thiện hơn giữa Moscow và EU. Các quan chức EU đã ca ngợi Medvedev là một người họ có thể hợp tác. Thế nhưng, theo thời gian, các quan chức EU ngày càng thận trọng hơn với đánh giá của họ.

"Sự thay đổi Tổng thống ở Nga chưa mang lại những thay đổi lớn trong quan hệ song phương với EU mặc dù ngôn từ đã thay đổi. Tuy nhiên, thông điệp chính mà chúng tôi nhận được là sự tiếp nối", nhà ngoại giao giấu tên trên nhận định khi được yêu cầu so sánh ông Putin và Medvedev.

Các nhà ngoại giao cho rằng mặc dù các quan chức Nga công khai nói rằng họ ủng hộ hợp tác với EU song thực chất Kremlin muốn cắt đứt các thỏa thuận song phương với những chính phủ thân thiện tại châu Âu như Italia và phớt lờ Brussels.

Moscow vẫn chưa quên lập trường của EU nghiêng về Grudia trong cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Grudia. Nga cũng tức giận khi Ủy ban châu Âu (EC) ký thỏa thuận với Ukraine nâng cấp các đường ống dẫn cũ kỹ thời Liên Xô tại Ukraine mà không tham vấn với Nga. Trong mắt Nga, EC lẽ ra nên hợp tác thực thi kế hoạch trên với Nga - quốc gia cung cấp khí đốt chính cho châu Âu.

Nga cũng không thích sáng kiến "Quan hệ đối tác phía đông" của EU - một kế hoạch thúc đẩy quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn giữa EU với 6 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Moscow nghi ngờ sáng kiến đó nhằm cạnh tranh với Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập (CIS).

"An ninh cứng" sẽ là chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh Nga-EU (21-22/5 tại thành phố Khabarovsk). Đại sứ Nga Vladimir Chizhov tại EU quả quyết rằng đã tới lúc thúc đẩy đề xuất gần đây của Tổng thống Medvedev về một Hiệp ước an ninh mới của châu Âu và biến một loạt "các cam kết chính trị tương đối mơ hồ" hiện nay thành "các nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý".

Trong số các nghĩa vụ này, ông Chizhov nêu ra cam kết "không tăng cường an ninh của một nước bằng cách gây bất lợi cho an ninh của các nước khác". Nga đã phản đối ý định gia nhập NATO của các quốc gia nằm gần Nga, đặc biệt là Grudia.

(Theo VietNamNet)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất