Thứ Sáu, 15/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 17/2/2010 12:29'(GMT+7)

Quan hệ Trung-Mỹ: “Chính sách đối với Trung Quốc của Tổng thống Obama không thể tiếp tục được nữa”

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ ở lại Mỹ khoảng 10 ngày và gặp tổng thống Mỹ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ ở lại Mỹ khoảng 10 ngày và gặp tổng thống Mỹ.

Vào tháng 10/2009, ông Barack Obama đã tránh gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, người một lần nữa đã đến đất Mỹ hôm thứ ba vừa qua. Cuộc tiếp kiến giữa họ dự kiến sẽ diễn ra vào thứ năm này-đã gây ra sự giận dữ từ phía Bắc Kinh-không được phép thất bại. Nên giải thích quan điểm trái ngược nhau này như thế nào?
Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2009, tổng thống Mỹ đã để nước mình vào vị trí trông chờ Trung Quốc. Chúng ta hãy nhớ lại, vào tháng 11/2009 trong chuyến thăm Bắc Kinh, tổng thống Mỹ đã đưa ra cho người Trung Quốc một danh sách dài các đề xuất hợp tác trong nhiều hồ sơ: Iran, Afghanistan và Pakistan, điều tiết tài chính, biến đổi khí hậu… Để tạo thuận lợi cho cuộc đàm phán, ông Barack Obama đã bỏ sót nhắc đến các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, Tây Tạng và nhân quyền.

Ông Obama đã nhận được gì? Những chỉ trích từ trong nước, không có một thoả thuận nào của Trung Quốc liên quan Iran, cũng như đối với các cuộc đàm phán không đạt được kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen như tờ báo New York Times đã phân tích. Vì vậy, một năm sau đó chính sách này không thể tiếp tục được nữa.

Từ đó xuất hiện một chuỗi những xung đột mới đây giữa hai nước?

Đúng, đó không phải là một sự tình cờ khi nhiều tuyên bố được đưa ra trong vài tuần gần đây. Ví dụ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là một cái van an toàn cổ điển giữa Bắc Kinh và Washington. Sau nhiều tháng do dự, thời điểm bày tỏ quan điểm của chính quyền Mỹ, ít lâu sau vụ Google, cho thấy không có điều gì ngây thơ cả. Mọi thứ ở đây chỉ là thời gian và nhịp điệu. Mỹ muốn chứng minh rằng họ dự định sẽ làm chủ mối quan hệ song phương.

Hơn nữa, cũng rất hay khi nhận xét rằng ông Obama theo đuổi một chu trình đi ngược lại với những người tiền nhiệm trong Nhà Trắng… Tổng thống Bill Clinton bắt đầu nhiệm kỳ khi nói đến “kẻ tàn bạo Bắc Kinh”, ba năm sau vụ Thiên An Môn, sau đó dần dịu đi. Về phần Tổng thống George W. Bush, Trung Quốc là một “đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong mắt họ vào năm 2000. Trước tiên, ông Bush hỗ trợ Đài Loan để cuối cùng nới lỏng từng bước kể từ năm 2003, rồi ưu tiên hợp tác với Bắc Kinh.

Ngài nói rằng “trước tiên là vấn đề thời gian”. Vậy tại sao cuộc gặp giữa Đạt Lai Lạt Ma với tổng thống Mỹ bây giờ mới diễn ra?

Có thể để trả lời cho việc chính quyền Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong vấn đề nhân quyền, với việc kết án nhà dân chủ đối lập Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) 11 năm tù và thi hành án tử hình công dân người Anh Akmal Shaikh vào cuối tháng 12/2009 mà không giám định tâm thần.

Trung Quốc đón nhận lập trường ngày càng cứng rắn của Mỹ như thế nào?

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng, Trung Quốc cảm thấy tương đối mạnh và dự đoán Mỹ đang suy giảm. Chính vì sự suy giảm này mà Bắc Kinh nhận ra được xu hướng yêu cầu của Mỹ. Với việc Mỹ dự định làm chủ mối quan hệ song phương, cần phải chờ đợi sự trả đũa của Trung Quốc. Lần đầu tiên Trung Quốc đã thông báo áp dụng trừng phạt kinh tế chống các công ty của Mỹ như Boeing, có liên quan tới hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan.

Về ý tưởng một nhóm G2, được Zbigniew Brzezinski ủng hộ và tất cả mọi người bàn cãi năm ngoái, đã không bao giờ thực sự chiến thắng được mối nghi ngờ giữa Washington và Bắc Kinh. Về phía Trung Quốc, nước này đón nhận như một ý tưởng tốt đẹp của Mỹ để thu hút Trung Quốc giống như “tham gia mà không có quyền đại diện”, một số phận gắn cho Nhật Bản.

Những căng thẳng này có kéo dài không?

Cần chờ đợi các hành động trả đũa từ hai phía để biết xem liệu các cuộc tranh cãi trên sẽ chỉ liên quan đến một số lĩnh vực nhất định hay ảnh hưởng tới toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ. Cuộc tranh cãi này làm cho chúng ta nhớ tới cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp năm 2008. Liệu hãng Walmart có bị Bắc Kinh tẩy chay giống như hãng Carrefour của Pháp không?

Tôi nghi ngờ là những căng thẳng trên sẽ vượt quá mức độ “có thể chấp nhận được”. Mỹ cần Trung Quốc trên nhiều hồ sơ, trong đó đầu tiên chắc chắn là Iran. Washington mong muốn Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [về việc áp dụng các lệnh trừng phạt Téhéran mà cộng đồng quốc tế nghi ngờ nước này muốn trang bị vũ khí hạt nhân]. Sự tham gia của Trung Quốc trong cuộc chiến chống hải tặc tại Vịnh Aden là một ví dụ cần khuyến khích. Từ nay, không một cuộc khủng hoảng nào lại có thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Trung Quốc.

Chuỗi các tranh chấp

Google
Cuối tháng 12/2009, gã khổng lồ bang California thông báo mình là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng do các tin tặc Trung Quốc tiến hành và nhắm vào những nhà hoạt động nhân quyền (các tin tặc đã lừa những nhà hoạt động nhân quyền tại Trung Quốc và thâm nhập vào tài khoản cá nhân của họ đăng ký tại Google). Đáp lại, Google đe doạ ngừng hoạt động tại nước này. Mỹ đã chính thức bày tỏ quan điểm về vụ tranh chấp này và yêu cầu Bắc Kinh mở một cuộc điều tra.

Đài Loan

Cuối tháng 1/2010, Bắc Kinh đã ngừng trao đổi quân sự với Washington để phản đối nước này bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan. Việc Mỹ cung cấp vũ khí cho hòn đảo này, đang bị 1.500 tên lửa Trung Quốc chĩa vào, đã gây ra giận dữ từ phía Trung Quốc.

Tây Tạng

Bắc Kinh đã cảnh báo tổng thống Mỹ: nếu ông ấy gặp thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng vào thứ năm tuần này, điều này có thể sẽ “đe doạ sự tin cậy và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ”. Như vụ Đài Loan, Tây Tạng là một vấn đề nhạy cảm và tái diễn trong quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Bắc Kinh tố cáo những nước đón Đạt Lai Lạt Ma là can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất