Chủ Nhật, 22/9/2024
Thế giới
Chủ Nhật, 17/2/2013 10:50'(GMT+7)

Quan hệ Xy-ri - Thổ Nhĩ Kỳ lại "căng như dây đàn"

Hiện trường một vụ đánh bom bằng ô tô ở khu vực giáp giới Xy-ri - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11-2. Ảnh: AP

Hiện trường một vụ đánh bom bằng ô tô ở khu vực giáp giới Xy-ri - Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11-2. Ảnh: AP



Cùng ngày, hãng thông tấn SANA của Xy-ri đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã gửi một bức thư lên Liên hợp quốc, cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò "phá hoại" trong cuộc xung đột tại Xy-ri kéo dài 23 tháng nay. Theo đó, Đa-mát cáo buộc An-ca-ra hậu thuẫn "các phần tử khủng bố thuộc mạng lưới Al Qaeda", ủng hộ và công khai bênh vực các hành động khủng bố và phá hoại" chống lại Xy-ri, đồng thời biến lãnh thổ của mình thành nơi trú ẩn cho các nhóm khủng bố vũ trang, huấn luyện và tài trợ tiền bạc cho các nhóm này. An-ca-ra cũng bị "tố" về việc "giữ lập trường ngày càng thù địch đối với Xy-ri" bằng cách ngăn chặn các đề xuất từ phía Đa-mát nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại đây. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ chưa có bất kỳ phản ứng nào trước những lời cáo buộc này.

Xy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đồng minh một thời nhưng quan hệ giữa hai quốc gia này đã "cơm chả lành, canh chả ngọt" sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía các nước phương Tây để tạo sức ép buộc Tổng thống Xy-ri An Át-xát (B. al-Assad) phải từ chức nhằm chấm dứt cuộc nội chiến. Căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước đã ngày càng gia tăng kể từ sau vụ “tên rơi đạn lạc” từ Xy-ri vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10-2012, khiến 5 người dân nước này thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra yêu cầu và nhận được sự chấp thuận của NATO về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Pa-tri-ốt dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Xy-ri nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của An-ca-ra trước các vụ bắn súng cối từ Đa-mát. Theo AFP, kể từ đó cho đến nay, các vụ pháo kích thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới hai nước. Vụ việc hôm 15-2 được cho là sẽ thổi bùng lên mâu thuẫn giữa hai quốc gia láng giềng, đe dọa an ninh khu vực, nhất là trong bối cảnh NATO vừa hoàn thành việc triển khai những khẩu đội tên lửa Pa-tri-ốt dọc biên giới với Xy-ri theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù vậy, nhiều ý kiến đưa ra đều có chung một nhận định rằng, căng thẳng giữa An-ca-ra và Đa-mát vẫn sẽ tiếp tục leo thang, nhưng khó có thể hội đủ yếu tố để dẫn tới một cuộc chiến toàn diện giữa hai nước. Theo các nhà phân tích, An-ca-ra và NATO mường tượng được mức độ nguy hại của việc bắt đầu chiến tranh với Đa-mát bởi Xy-ri có quân đội mạnh, được huấn luyện và vũ trang tốt, đặc biệt là sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc trên bình diện Liên hợp quốc. Một khi không có sự cho phép của hai thành viên Hội đồng Bảo an, thì sự can thiệp của NATO vào Xy-ri vô tình càng gia tăng vị thế của Tổng thống An Át-xát tại Trung Đông, điều mà phương Tây không hề muốn. Chuyên gia Xéc-gây Xê-ri-ô-ghi-chép (Sergei Seriogichev), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ phải kiềm chế bởi thiếu sự hỗ trợ công khai và chính thức của Oa-sinh-tơn cùng những quốc gia then chốt khác trong NATO. Trong khi đó, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, việc nước này triển khai hệ thống tên lửa Pa-tri-ốt trên biên giới giáp với Xy-ri là không có lợi và có thể nhấn chìm nước này vào cuộc khủng hoảng Xy-ri. Mới đây, mạng "Nghiên cứu toàn cầu" của Ca-na-đa cảnh báo việc Thổ Nhĩ Kỳ “quạt lò lửa” chiến tranh tại Xy-ri cuối cùng có thể khiến chính họ bị “bỏng” và “một khi Xy-ri bốc cháy thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng cháy theo”. Nếu nhà nước Xy-ri sụp đổ, thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là “quốc gia thua cuộc lớn nhất”.

QĐND
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất