Theo đó, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ có trách nhiệm xác định cụ thể đơn giá bảo dưỡng thường xuyên cho từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi được giao quản lý. Đơn giá bảo dưỡng thường xuyên được xác định bằng một trong các phương pháp sau: xác định theo mức kinh tế, kỹ thuật của hoạt động bảo dưỡng thường xuyên; xác định trên cơ sở mức giá bình quân của hoạt động bảo dưỡng thường xuyên 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá; kết hợp 2 phương pháp trên.
Tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ được Nhà nước bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp khi thực hiện bảo trì, được chủ động thực hiện các biện pháp trong hoạt động bảo trì nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo Hợp đồng ký kết; định kỳ được thanh toán một khoản kinh phí cố định theo Hợp đồng… Bộ giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ theo chất lượng thực hiện; hướng dẫn việc xác định đơn giá bảo dưỡng thường xuyên cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tài sản hạ tầng đường bộ.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ; quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ…
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2013./.
TG