Thứ Hai, 30/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 8/6/2016 11:12'(GMT+7)

Quảng Ngãi bàn các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Theo kết quả công bố PCI năm 2015 ngày 31/3 của Phòng Thường mại Công nghiệp Việt Nam - VCCI, PCI của tỉnh Quảng Ngãi xếp thứ hạng 15/63 tỉnh, thành với tổng số điểm đạt được 59,24 điểm, tăng 0,94 điểm và tăng 05 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2014, thuộc nhóm xếp hạng khá. Trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng điểm (cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, tính năng động), 01 chỉ số giảm điểm nhưng tăng bậc (chỉ số đào tạo lao động) và 05 chỉ số giảm điểm và giảm bậc, trong đó đáng chú ý có 03 chỉ số xếp hạng dưới trung bình so với 63 tỉnh, thành (chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai và gia nhập thị trường). Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả PCI năm 2015 và những năm trước đây cho thấy chỉ số PCI của tỉnh Quảng Ngãi chưa ổn định và thiếu bềnh vững, luôn có sự tăng giảm qua các năm.
 
Cụ thể trong 5 năm từ năm 2011-2015: Năm 2011- tốt, năm 2012 - khá, năm 2013 - tốt, năm 2014 tụt xuống nhóm xếp hạng khá với vị trí xếp hạng 20, năm 2015 tăng lên 5 bậc xếp hạng khá với với vị trí xếp hạng 15 trên bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Ngãi, một trong những nguyên nhân chính làm giảm chỉ số này là do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, khai thác và công khai các loại thủ tục hành chính cũng như sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa nhịp nhàng, nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai vẫn còn gặp khó khăn, chậm khắc phục. Công tác lập phương án và triển khai thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng thường xuyên bị chậm trễ, kéo dài. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề chưa có sự đổi mới theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chưa phối hợp, liên kết với cơ sở đào tạo, chưa phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản có trình độ và tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các dịch vụ tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, dịch vụ vận tải - logitics, dịch vụ liên quan đến khoa học - công nghệ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa hấp dẫn. Một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số PCI, tính tiên phong, năng động, tinh thần trách nhiệm, sự linh hoạt của đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao, còn có những biểu hiện tiêu cực trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp…

Để năm 2016 và những năm tiếp theo chỉ số PCI của Quảng Ngãi vươn lên xếp hạng tốt, điểm số và thứ bậc và các chỉ số thành phần năm sau cao hơn năm trước đòi hỏi cả hệ thống chính trị và đội ngũ công chức của tỉnh Quảng Ngãi phải chú trọng và xác định việc củng cố môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố hàng đầu, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư tại địa phương là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Để đạt được điều đó, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi cần khắc phục những tồn tại, các chỉ số thấp điểm, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã  hội, cần thiết lập hệ thống cơ chế chính sách, các quy định liên quan đến doanh nghiệp, người dân, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; kiên trì, quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện, đòi hỏi có sự phối hợp toàn diên giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh./.

Thanh Hiếu 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất