Dự
án Luật việc làm đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5 và đã được Ủy ban
về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội, các
Đoàn đại biểu Quốc hội và một số cơ quan để giải trình, tiếp thu và hoàn thiện
Theo TTXVN, chiều 21/10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII,
các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
án Luật việc làm.
Tại buổi làm việc, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung khắc
phục hậu quả bão, lũ, ổn định cuộc sống, tiếp tục lao động, sản xuất.
Dự
án Luật việc làm đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5 và đã được Ủy ban
về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội, các
Đoàn đại biểu Quốc hội và một số cơ quan để giải trình, tiếp thu và hoàn thiện.
Các ý kiến tại buổi làm việc cơ bản nhất trí với các nội dung trong Báo
cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật việc làm; đề nghị cơ quan soạn
thảo tiếp tục chỉnh lý một số nội dung về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; chính sách bảo hiểm thất
nghiệp...
Đảm bảo công bằng trong đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ
năng nghề
Về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đa
số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc chuyển nội dung này từ chương IX của
Luật dạy nghề sang dự án Luật việc làm.
Có ý kiến đề nghị, dự án Luật
không giao cho các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề
nghiệp, hội nghề nghiệp tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề vì dễ xảy
ra tình trạng lợi dụng, không chính xác trong đánh giá, gây lãng phí.
Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Pha
(Nam Định) cho rằng, các tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức chính trị-xã hội
nghề nghiệp vốn là lực lượng đông đảo trong xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời gian qua.
Trong mối quan hệ phối hợp công tác giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên đã có hàng vạn công nhân được các cơ sở
dạy nghề của tổ chức Công đoàn đào tạo; hàng triệu nông dân được các cơ sở của
Hội Nông dân dạy nghề... Vì vậy, các đối tượng này hoàn toàn có khả năng tham
gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, đại biểu Nguyễn Văn Pha khẳng định.
Đại biểu Lê Trọng Sang (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng để đảm bảo tính
khả thi và trách nhiệm quản lý nhà nước, Chính phủ cần quy hoạch mạng lưới tổ
chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, quy định cụ thể các điều kiện thành
lập, thủ tục cấp phép cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề.
Đại biểu cũng cho rằng, việc quy
hoạch, đánh giá cấp chứng chỉ nghề quốc gia nên giao cho cơ quan quản lý nhà
nước các tỉnh, thành phố thực hiện. Điều này, vừa nâng cao trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương, vừa nắm chắc hơn nhu cầu của người lao động,
từ đó quy hoạch mạng lưới sẽ đảm bảo tính khả thi.
Đại biểu Nguyễn Ngọc
Phương (Ninh Bình) cho rằng, dự án Luật cần bổ sung quy định về trình tự, thủ
tục đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đặc biệt có chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề
được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Thực tế cho thấy,
trong xã hội, có rất nhiều nghệ nhân giỏi về kỹ năng nghề, nhưng chưa có chứng
chỉ nghề, nên không thể tham gia đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ tại các
trung tâm đào tạo nghề.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động dịch vụ, việc làm
Xung quanh vấn đề tổ chức và
hoạt động dịch vụ việc làm, đại biểu Lê Trọng Sang (Thành phố Hồ Chí Minh) cho
rằng, dự án Luật nên quy định quyền thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm cho Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các tổ chức chính
trị- xã hội quy định.
Bởi lẽ, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
ngắn hay dài hạn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thể thiếu
các chỉ tiêu về lao động, việc làm. Nếu quản lý theo ngành dọc, sẽ gây khó khăn
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trong xây dựng, thực hiện các chỉ tiêu
về kinh tế, xã hội. Việc tỉnh, thành phố quản lý Trung tâm dịch vụ việc làm như
hiện nay có nhiều thuận lợi giúp cung và cầu lao động được giải quyết nhanh
chóng, kịp thời; tạo sự ổn định trong giải quyết việc làm cho người lao động…
Cũng góp ý về vấn đề tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm, đại biểu
Nguyễn Ngọc Phương (Ninh Bình) cho rằng, dự án Luật cần đảm bảo sự bình đẳng về
địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ giữa Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan
quản lý nhà nước thành lập và Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị-xã
hội thành lập. Bởi, dịch vụ việc làm là một yếu tố quan trọng trong phát triển
thị trường lao động, cùng với Nhà nước phải khuyến khích các tổ chức cùng tham
gia hoạt động này một cách bình đẳng trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trung
tâm dịch vụ việc làm .
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi
tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Về chính sách bảo hiểm thất
nghiệp, đại biểu Trần Thị Thu Phương (Bắc Kan) cho rằng với 19 điều quy định các
nguyên tắc, đối tượng, chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong dự án
Luật, đã đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc tham gia đào tạo, chi trả và bảo toàn
cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có quy định hồ sơ
tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi chờ
nghị định, thông tư, hướng dẫn thi hành.
Điểm c, Khoản 1, Điều 44 quy
định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên, Khoản 2
Điều 50 lại quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là đã thất nghiệp từ
đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao
động. Quy định như trên là chưa hợp lý, bởi những lao động đã đóng góp bảo hiểm
thất nghiệp dưới 12 tháng bị mất việc làm thì không đủ điều kiện hỗ trợ bảo hiểm
thất nghiệp.
Đại biểu Thu Phương đề nghị ban soạn thảo xem xét quy định
lại điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đã tham gia bảo
hiểm thất nghiệp từ 6 tháng trở lên, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Cũng góp ý về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đa số ý kiến đại biểu
Quốc hội tán thành việc chuyển nội dung chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ Luật
bảo hiểm xã hội sang Luật việc làm.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng không
nên mở rộng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động thuộc khu vực
không có quan hệ lao động vì chưa phù hợp với năng lực quản lý của các cơ quan,
tổ chức trong thời điểm hiện nay, có thể dẫn tới mất cân đối Quỹ bảo hiểm thất
nghiệp.
Có ý kiến cho rằng viên chức là đối tượng rất ít khi bị thất
nghiệp, do đó đề nghị không nên quy định viên chức phải tham gia bảo hiểm thất
nghiệp hoặc cần có chính sách để sau khi về hưu họ được hưởng một khoản trợ cấp
từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi theo nguyên tắc đóng-hưởng...
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ
quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về các nội
dung còn ý kiến khác nhau; kịp thời rà soát, sớm hoàn thiện dự án Luật trình
Quốc hội xem xét./.
TH