(TCTG) - Cuốn sách trình bày và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất của luật biển quốc tế về thềm lục địa như: Khái nhiệm khoa học địa chất, khoa học pháp lý về thềm lục địa; Quy chế pháp lý của thềm lục địa; Xác định ranh giới thềm lục địa theo quy định pháp luật Quốc tế; Quy trìnhh chung thực hiện việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo quy tắc của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; Phân định thềm lục địa của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau; Quy chế pháp lý và vai trò của đảo trong việc xác định ranh giới thềm lục địa; Vấn đề xác định thềm lục địa theo pháp luật và thực tiễn Việt Nam.
Cuốn sách chuyên khảo "Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế" do PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên vừa được Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sáng nay (7/8/2012) tại Hà Nội. Cuốn sách do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản.
Cuốn sách trình bày và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất của luật biển quốc tế về thềm lục địa như: Khái nhiệm khoa học địa chất, khoa học pháp lý về thềm lục địa; Quy chế pháp lý của thềm lục địa; Xác định ranh giới thềm lục địa theo quy định pháp luật Quốc tế; Quy trìnhh chung thực hiện việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo quy tắc của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; Phân định thềm lục địa của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau; Quy chế pháp lý và vai trò của đảo trong việc xác định ranh giới thềm lục địa; Vấn đề xác định thềm lục địa theo pháp luật và thực tiễn Việt Nam.
Bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, cuốn sách còn phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa của một số quốc gia trên thế giới thông qua các án lệ điển hình của cơ quan tài phán quốc tế.
Cục Thông tin đối ngoại đã và đang phối hợp với NXB Thông tin truyền thông xây dựng tài liệu "Những vấn đề pháp lý cơ bản về biển đảo" bao gồm tổng hợp các chuyên đề nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học để làm tài liệu cung cấp cho các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về công tác tuyên truyền biển, đảo.
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các cơ quan báo chí có thể khai thác hệ thống trên 1000 trang tư liệu về chủ quyền biển, đảo được Cục Thông tin đối ngoại chuyển ngữ sang các tiếng Anh, tiếng Trung rộng rãi trên trang thông tin điện tử đối ngoại tại địa chỉ www.vietnam.vn
TG