Thứ Ba, 26/11/2024
Khoa học, công nghệ
Chủ Nhật, 26/4/2009 21:26'(GMT+7)

Sáng tạo xanh với sự trợ giúp của sở hữu trí tuệ

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak

Chúng ta đang ở trong một giai đoạn rất đáng lo ngại về cả biến đổi khí hậu lẫn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về mặt lịch sử, những thách thức như vậy đã kích thích sự sáng tạo, mang lại những cơ hội mới để thụ hưởng từ sở hữu trí tuệ.

Thông qua việc khuyến khích áp dụng chặt chẽ các chế tài thương mại, bao gồm cả việc bảo vệ sở hữu trí tuệ chúng ta có thể trợ giúp các ngành nghề sáng tạo, tạo ra các công việc mới và giải quyết các thách thức toàn cầu.

Chúng ta phải hỏi bản thân: Ai là Thomas Edison của ngày hôm nay? Họ ở đâu? Và, chúng ta làm thế nào để đảm bảo rằng có sự bảo vệ SHTT để khuyến khích tinh thần sáng tạo và trợ giúp cho việc cung cấp một cách an toàn và đảm bảo các công nghệ tới những người rất cần đến chúng.

Các cá nhân và các ngành nghề sáng tạo tiếp tục đưa ra những giải pháp cho một số vấn đề khó khăn nhất đang đối diện với thế giới ngày nay.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ giúp củng cố môi trường cho sự sáng tạo và đổi mới phát triển cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng sống trên toàn thế giới.

Ngay ở Việt Nam, một doanh nghiệp Việt Nam, GreenEnergy Vietnam (Năng lượng Xanh Việt Nam, gọi tắt là GEV), đang theo đuổi một sáng kiến về nhiên liệu sinh học dựa trên dầu thô chiết từ nhiên liệu sinh học từ một loại cây gọi là cây cọc rào (jatropha curcus).

Cty này đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trồng và tinh lọc dầu thô từ loại cây này, một loài cây lưu niên thân cứng sống khỏe trên các vùng đất mà cây lương thực không sống được và nó khá phổ biến ở một số vùng đất rất nghèo ở Việt Nam.

Ví dụ như ở tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan chức năng Việt Nam đã trao giấy phép đầu tư cho GEV để trồng cây cọc rào và đặt công ty vào vị trí chủ chốt để phát triển nguồn năng lượng thay thế và sáng tạo này.

Các nỗ lực của Việt Nam nhằm phát triển các phương án nhiên liệu sinh học đang mang lại các cơ hội tác động đến chính sách năng lượng thông qua trợ giúp phát triển quốc tế, đào tạo và đầu tư.

Một ví dụ lớn khác là trường hợp Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Tổng Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam. TS. Bửu đã nghiên cứu và tạo ra một số giống gạo giúp Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.

Một số trong các giống gạo này kháng côn trùng và nhờ đó giảm được lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng. TS. Bửu cũng tạo ra các giống lúa thích nghi với đất nhiễm mặn, một đặc tính ngày càng quan trọng đối với việc giảm thiểu các tác động của sự nhiễm mặn ở Đồng bằng Mekong. Mới đây, TS. Bửu được Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế vinh danh ngày 3/12/2008 do có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu các giống lúa gạo trong 20 năm qua. Ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhân vinh dự này.

Như các bạn thấy, sáng tạo và đổi mới nằm trong trái tim của nền văn minh. Sự mưu cầu kiến thức mới nằm ở trung tâm của tinh thần nhân loại và nó dẫn đường cho Thomas Edison sáng chế và phát triển các công nghệ như đèn sợi tóc chẳng hạn.

Hệ thống SHTT Hoa Kỳ cho phép những người khác triển khai thêm từ công việc của Edison bằng cách bảo vệ bằng sáng chế của ông, cho phép ông thụ hưởng về mặt tài chính vì có đóng góp to lớn cho xã hội.

Trong diễn văn nhậm chức của mình, Tổng thống Barack Obama nói “trí óc của chúng ta không hề kém sáng tạo hơn” và “nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta không hề ít hơn so với tuần trước hay tháng trước hay năm trước”.

Cùng lúc chúng ta làm việc để xử lý các thách thức toàn cầu như cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế hiện nay, biến đổi khí hậu và năng lượng sạch, chúng ta phải tăng gấp đôi các nỗ lực để khuyến khích và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và củng cố một môi trường vững mạnh dành cho sự sáng tạo và đổi mới toàn cầu.

(Theo TienPhongOnline)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất