(TG)-Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều mô hình hay đã và đang tạo sức lan tỏa trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.
Trong năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã chỉ đạo quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các hội, đoàn thể trong tỉnh tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động của hội, đoàn thể mình. Qua quá trình triển khai thực hiện, các địa phương, đơn vị đã năng động, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đợt sinh hoạt chính trị này. Điển hình như Huyện ủy Đăk Hà đã xây dựng kế hoạch, phân công các đồng chí trong cấp ủy dự theo dõi, chỉ đạo các tổ chức đảng nâng cao chất lượng đợt sinh hoạt chính trị; tổ chức Hội diễn văn nghệ “Bác Hồ sống mãi trong lòng dân tộc”, tổ chức Hội nghị tọa đàm 45 năm thực hiện Di chúc của Bác, qua đợt sinh hoạt này đã tổ chức biểu dương, khen thưởng cho 10 tập thể, 25 cá nhân tiêu biểu, điển hình trong việc triển khai thực hiện những lời Di huấn của Người. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với tiếp tục triển khai việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của các địa phương, đơn vị đã được đề ra; đóng góp tích cực vào công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng.
Ông Phan Thanh Minh- phó Bí thư Thành ủy Kon Tum- cho biết toàn thành phố đã xây dựng được hơn 150 mô hình, nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, điển hình ở xã Vinh Quang đã vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng hội trường; thành lập tổ tự quản thu gom rác; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum thực hiện mô hình thực hành tiết kiệm đã giảm chi gần 500 triệu đồng/năm tiền điện, nước, văn phòng phẩm; phụ nữ phường Thắng Lợi, phường Duy Tân, phường Trường Chinh, phường Nguyễn Trãi, xã ĐăkNăng, Chi bộ Hội chữ thập đỏ thành phố… thực hiện mô hình nuôi heo đất, hũ gạo tình thương để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn; Đảng ủy Quân sự thành phố quyên góp xây dựng nhà đồng đội và giúp đỡ những đồng chí cán bộ, chiến sỹ mắc bệnh hiểm nghèo. Trường THPT Kon Tum thực hiện mô hình cổng trường an toàn giao thông, không còn ùn tắc; xã ChưHreng thực hiện mô hình lấy dân làm gốc đã vận động nhân dân hiến đất, góp công làm được 150 mét đường giao thông nông thôn; Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất thực hiện tốt mô hình “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là động lực nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số”; Đảng bộ xã Ngọc Bay, Hoà Bình, Đăk Rơ Wa... thực hiện tốt mô hình “Tiếng kẻng học tập” nhằm vận động, nhắc nhở học sinh, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số ra lớp, chăm chỉ học tập; đồng chí Cao Thị Phú - đảng viên chi bộ 1, Đảng bộ phường Duy Tân nhận nuôi, dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho trẻ khuyết tật là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh; cho một số hộ nghèo mượn tiền không tính lãi, hướng dẫn họ cách sản xuất để thoát nghèo; thầy giáo Trịnh Công Huệ - Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Hữu Cảnh, xã Đoàn Kết đã nhiều năm cho các gia đình khó khăn mượn bò giống nuôi để lấy tiền nuôi con ăn học...
Huyện Đăk Hà qua triển khai thực hiện đã có nhiều mô hình tiêu biểu đem lại hiệu quả, thiết thực. Bí thư Huyện ủy Đăk Hà A Vượng có nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, được nhân dân ghi nhận như: Mô hình “một văn phòng” ở các xã, thị trấn: Qua triển khai thực hiện, bước đầu đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giảm phiền hà đối với các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong quá trình liên hệ công tác, đảm bảo giải quyết công việc nhanh, đúng quy định, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cải cách một bước về các quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian trong việc giải quyết các công việc của cơ quan; tham mưu có hiệu quả cho Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy về công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
Mô hình Ngân hàng cộng đồng: Học tập và làm theo Bác về tư tưởng lấy dân làm gốc và vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã triển khai thực hiện có hiệu quả 60 Ngân hàng cộng đồng tại 58 thôn dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần giúp các hộ nghèo vượt qua khó khăn, không lo thiếu lương thực trong thời kỳ đói giáp hạt, hạn chế tình trạng bán lúa non hoặc vay nặng lãi; nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập. Qua triển khai thực hiện giúp cán bộ, đảng viên, công cức, viên chức và học sinh nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản, giá trị to lớn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến sâu rộng về ý thức tu hưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; đẩy lùi về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, cần thiết về đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hay như mô hình mối liên kết bốn nhà, nhằm khuyến khích các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn theo đồ án quy hoạch nông thôn mới của huyện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có những cách làm sáng tạo trong huy động và quản lý, sử dụng nguồn vốn công khai, dân chủ. Ở nhiều xã, Nhân dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công, hàng chục tỷ đồng, tự nguyện hiến đất nông nghiệp, đất thổ cư, phá dỡ hàng nghìn mét tường rào, cổng, công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường giao thông nông thôn.
Hội Liên hiệp phục nữ tỉnh với mô hình “Nhóm tiết kiệm”, “Ống tiền tiết kiệm”, “Nuôi heo đất”, “Hũ gạo tình thương”, “tiết kiệm mua sắm vận dụng gia đình”, “tiếng kẻng học tập”... trong thời gian ngắn chị em đã mở ống tiền tiết kiệm được trên 28 triệu đồng giúp cho chị em hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với chủ đề “Làm theo gương Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững” tính từ đầu năm đến nay các cấp Hội đã vận động thành lập mới được 62 nhóm tiết kiệm với tổng số tiền 420 triệu đồng với 848 chị tham gia và hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn khó khăn được vay phát triển kinh tế gia đình (Đăk Tô 25 nhóm, thành phố 7 nhóm, Kon Rẫy 2 nhóm,Đăk Hà 1 nhóm, Ngọc Hồi 3 nhóm, Sa Thầy 24 nhóm). Một số đơn vị đã xây dựng được một số mô hình có tính sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương như Tổ phụ nữ trồng rau sạch và duy trì đưa con em đến trường thường xuyên” tại xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy). Từ mô hình của Hội Phụ nữ xã Ya Xiêr (Sa Thầy) “Nhóm phụ nữ đạo Tin Lành tích cực tham gia hoạt động Hội” đến nay đã được nhân rộng với việc thành lập Chi hội phụ nữ dòng tu (thuộc Dòng Ảnh vảy, Dòng Thánh Phao Lô) với 42 hội viên hay Câu lạc bộ " Nữ thanh niên dân tộc thiểu số đạo Công giáo tham gia tổ chức Hội" với 37 thành viên tại xã Đăk Trăm (huyệnĐăk Tô)... đã có 150 chi hội có đông người Kinh và 291 ban, tổ nữ công kết nghĩa với 307/595 chi hội phụ nữ người dân tộc thiểu số. Thông qua hoạt động kết nghĩa, các chi hội, ban, tổ nữ công đã tổ chức nhiều việc làm thiết thực, thắt chặt tình đoàn kết giữa phụ nữ các dân tộc trong tỉnh. Tại Hội Cựu chiến binh tỉnh đã mua 01 bò sinh sản (từ số tiền tiết kiệm đóng góp 1.000đ hằng ngày của CBCC) với trị giá 10 triệu đồng tặng ông A Nin (làng Kon KTu , xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy), đến nay Chi bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh đang tiếp tục triển khai.
Với Chuyên đề năm 2015 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” hy vọng nhiều chuyên mô hình hay, cách làm mới tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có sức lan tỏa trong xã hội.
Kim Sơn