Thứ Ba, 1/10/2024
Thực tiễn kinh nghiệm
Chủ Nhật, 9/11/2014 14:17'(GMT+7)

Cơ chế lắng nghe

Lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại với tuổi trẻ Thủ đô năm 2014.

Lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại với tuổi trẻ Thủ đô năm 2014.

Yêu cầu đầu tiên là một lộ trình triển khai thích hợp, phù hợp năng lực tổ chức thực hiện của tổ chức Đoàn các cấp và điều kiện thực tế địa phương. Thí điểm trước, sau đó rút kinh nghiệm triển khai sâu rộng, định kỳ sơ kết, tổng kết. Nội dung góp ý sát sườn vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi tại địa phương, đơn vị. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trẻ, nhất là cán bộ đoàn. Công tác chăm lo giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn...

Để tiếng nói của thanh niên đến được "địa chỉ" thì "người nghe" rất quan trọng. Thành Đoàn chủ trương mời lãnh đạo thường trực quận, huyện, thị ủy; thường trực HĐND, UBND, đại diện lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đại diện lãnh đạo các phòng, ban của quận, huyện, thị ủy; Thường trực Thành Đoàn, lãnh đạo các phòng, ban của Thành Đoàn... tham dự. Do đó cử "người nghe" đủ thẩm quyền, có tầm chỉ đạo sẽ quyết định chiều hướng "nghe rồi để đấy" hay nghe và triển khai.

Tuy nhiên, để thiết thực, cụ thể, thì ai nói, nói cái gì, nói ra sao cũng là vấn đề. Các ý kiến không nên là "sự sắp đặt" của tổ chức đoàn, hội mà phải xuất phát từ thực tế cuộc sống của tuổi trẻ. Điều lãnh đạo muốn nghe chính là, phải là những tâm tư, nguyện vọng xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc thật, đi kèm kiến nghị, giải pháp. Trước khi tổ chức các buổi góp ý, các cơ sở đoàn cần tập hợp ý kiến của thanh niên tại cơ sở, lựa chọn những vấn đề cụ thể, được đông đảo bạn trẻ quan tâm, mong muốn được thể hiện, đề xuất. Cần hạn chế tối đa các "kịch bản" được dọn sẵn và các ý kiến chung chung, thiếu hơi thở cuộc sống.

Cơ chế lắng nghe phải đồng bộ, đầu tiên từ việc cấp ủy Đảng, chính quyền ý thức đúng tầm quan trọng của việc cử lãnh đạo tham dự và lắng nghe lớp trẻ. Trao đổi cần là đối thoại dân chủ, thẳng thắn, tránh áp đặt, hình thức; giải quyết kịp thời, thấu đáo những băn khoăn, trăn trở chính đáng của thanh niên. Cuối cùng sau đối thoại phải là kết luận rõ, chỉ đạo ngay và có biện pháp giám sát thực hiện. Tránh tình trạng, các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đến dự chỉ để nghe, phát biểu ý kiến khen ngợi, biểu dương chung chung, mờ nhạt làm giảm giá trị và ý nghĩa của một hoạt động quan trọng trong đời sống của thanh niên và tổ chức đoàn.

 
Theo KHÁNH ĐAN/NhanDan    
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất