Chủ Nhật, 8/9/2024
Xã hội
Thứ Hai, 25/6/2018 12:11'(GMT+7)

Số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng cao

 
Tham dự hội thảo có hơn 30 phóng viên đến từ các loại hình báo viết, phát thanh – truyền hình và báo điện tử đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tại hội thảo, các phóng viên sẽ được nghe các báo cáo chuyên đề như: “Tổng quan chương trình can thiệp giảm tác hại cho người sử dụng ma túy tại Việt Nam”, “Tình hình nhiễm HIV, viêm gan C, bệnh lý tâm thần, lao và tiếp cận bảo hiểm y tế trong người tiêm chích ma túy ở Hải Phòng”, “Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng một chương trình can thiệp y tế công cộng cho người sử dụng ma túy:…

Ngoài ra, các phóng viên sẽ đi thực tế tại hai trung tâm điều trị ma túy tổng hợp cho người sử dụng ma túy tại Thanh Xuân và Lê Chân – Thành phố Hải Phòng, phỏng vấn người sử dụng ma túy về việc sử dụng Methadone.

ThS. Cao Kim Thoa, Phó Phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng, Cục Phòng chống AIDS Việt Nam cho hay, tại Việt Nam xu hướng sử dụng ma túy có sự thay đổi sau 10 năm. Thực tế, hêrôin  vẫn  là chất được sử dụng nhiều nhất (65 – 85%); Thuốc phiện giảm từ 92,7% xuống 6,4% (2012), tuy nhiên tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp (các chất dạng amphetamine – ATS) lại có xu hướng gia tăng, tăng từ 1,5% (2001), 6,5% (2012) lên 9,8% vào năm 2016.

Tính đến cuối năm 2017, cả nước đã ghi nhận 222,582 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11,131 trường hợp so với năm 2016). Trong đó, số người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) tăng rất mạnh. Cụ thể, báo cáo từ 21 tỉnh có số liệu cho thấy số người sử dụng ATS chiếm tới 46%; Một số địa phương có tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp lên tới trên 80% như: Trà Vinh, Đà Nẵng, Quảng Trị… Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm sử dụng ma túy tổng hợp rất cao do quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích chung

 Cũng theo ThS. Cao Kim Thoa, nhiều chương trình can thiệp giảm hại trong nhóm đối tượng này đã được triển khai như: Truyền thông phòng chống; Dự phòng trước phơi nhiễm (điều trị thuốc kháng vi rút cho những người có hành vi nguy cơ) và điều trị sau phơi nhiễm. Xét nghiệm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao (bao gồm cả test nhanh, test không chuyên) và chuyển gửi điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối với nhóm này hiệu quả không như mong muốn do cai nghiện bắt buộc và các hình thức điều trị có giam giữ cho thấy không thấy có hiệu quả trong đáp ứng với ATS; Người sử dụng ATS thường không nhận thức nguy cơ và vấn đề sức khỏe của chính mình, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến sử dụng dịch vụ chăm sóc hỗ trợ…/.


 

Nguyễn Tùng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất