Chủ Nhật, 6/10/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 25/5/2009 18:10'(GMT+7)

Tăng học phí đại học để cạnh tranh lành mạnh

Tại hội nghị thông báo về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014 tổ chức qua mạng, diễn ra tại 63 điểm cầu trên cả nước ngày 23/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đề án trên mang tính nhân văn cao.

Kinh phí đào tạo hiện chỉ bằng 3 - 8 tháng lương

Theo giải thích của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, đối với mức học phí ở ĐH hiện nay, chi phí để trở thành kỹ sư, cử nhân mà người học phải trả là 7,2 - 9 triệu đồng/năm. Trong khi, ra trường năm đầu tiên đi làm thu nhập của những người này là 1,2 - 3 triệu đồng/tháng, khoảng 14,4 - 36 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ cần 3 - 8 tháng lương đã bằng toàn bộ kinh phí của quá trình đào tạo.

Bộ GD&ĐT cho biết, hiện chế độ học phí được thực hiện từ năm 1998, đến nay vẫn chưa thay đổi. Mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị, không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Từ năm 2000 đến năm 2008, mức giá tiêu dùng đã tăng 1,84 lần.

Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, với mức thu học phí như hiện nay thì giá trị thực tế của học phí so với năm 2000 chỉ còn 54%. Ví như, mức học phí của giáo dục ĐH hiện nay là 180.000 đồng/tháng, nhưng giá trị thực tế so với mặt bằng giá năm 2000 chỉ còn 98.000 đồng/tháng. Để học phí hiện nay tương đương giá trị 180.000 đồng/tháng năm 2000 thì mức thu học phí sẽ phải là 331.000 đồng/tháng.

Mức học phí đại học 180.000 đồng/tháng hiện nay là vừa quá thấp để đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời cũng quá thấp so với thu nhập của người tốt nghiệp.

Để khắc phục chi phí thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo, Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đề xuất tăng học phí đào tạo theo lộ trình và kèm theo đó là chương trình của Chính phủ cho học sinh học nghề, sinh viên hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn được vay để trả học phí và hỗ trợ các khoản chi khác của việc học tập.

Năm học 2009 - 2010, trong khi chưa thực hiện việc thay đổi cách đóng học phí theo đề án, học phí đào tạo sẽ tăng bằng 50% mức mất giá đồng tiền năm 2008 so với năm 2000. Theo đó học phí ĐH tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 255.000 đồng/tháng, học phí học nghề tăng từ 120.000 đồng/tháng lên 170.000 đồng/tháng. Học phí đào tạo hệ vừa làm vừa học: mức học phí đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu và không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và các nhóm ngành nghề đào tạo.

Theo Bộ GD&ĐT, mức học phí đào tạo tăng hàng năm theo dự kiến nêu trên nhằm bảo đảm chi trả lương tăng lên theo kế hoạch của Chính phủ để tiền lương thực sự là phần thu nhập đủ sống chủ yếu của công chức và viên chức trong cơ sở công lập.

Đồng thời, tăng cường từng bước cơ sở vật chất cho giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo. Không tạo ra sự tăng đột ngột, mức độ lớn của việc đóng học phí, gây khó khăn cho người học.

Sẽ giải được bài toán kinh phí

GS.TS. Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương cho rằng đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trong đó việc đổi mới cơ chế học phí sẽ tạo điều kiện cho các trường giải bài toán kinh phí. Từ lâu cơ chế học phí cũ đã có nhiều bất cập, nếu đề án được thông qua sẽ là bước tiến lớn và giải quyết được nhiều bất cập của cơ chế học phí cũ.

Trong đó, theo ông Châu, bất cập lớn nhất hiện nay là việc đầu tư của Nhà nước ít nhưng không cho các trường tăng học phí, không có cơ chế huy động từ người dân đóng góp và hỗ trợ dân nghèo. Đề án này sẽ giải quyết được phần nào bài toán kinh phí cho các trường nhưng vẫn chưa đủ giải quyết mọi khó khăn của các trường.

Thậm chí, theo ông Châu, lộ trình học phí như Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra vẫn còn thấp. Cụ thể, khi thu học phí 255.000 đồng/tháng, trường cũng không được sử dụng hết khoản tiền này mà phải chi 15% cho quỹ học bổng, 15% cho các trường hợp miễn giảm học phí. Số còn lại chỉ 70%, tính theo lượng sinh viên của trường, tương đương với 18 tỷ. Trong khi đó, riêng tiền trả lương giảng viên mỗi năm đã hết 20 tỷ đồng, chưa kể tới tiền giáo trình, thư viện…

Đồng quan điểm này, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Thái Nguyên, Bạc Liêu, TP.HCM cũng cho rằng việc tăng học phí là hợp lý.

Ông Châu cũng đề nghị cần khống chế cả mức học phí khối ngoài công lập để tạo sự sự cạnh tranh bình đẳng giữa khối đào tạo công lập và ngoài công lập và đảm bảo công bằng cho người học.

Đổi mới chính sách học phí (trong đó có tăng học phí ở bậc đại học) chỉ là một phần nội dung của Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014. Bộ GD&ĐT đề xuất khung học phí ĐH của các nhóm ngành đào tạo đại trà giai đoạn 2009 - 2014 như sau:

Nhóm ngành

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm

2014

Khoa học xã hội, kinh tế, luật
180
255
290
350
410
480
550
Kỹ thuật, công nghệ
180
255
310
390
480
560
650
Khoa học tự nhiên
180
255
310
390
480
560
650
Nông - lâm - thuỷ sản
180
255
290
350
410
480
550
Y dược
180
255
340
450
560
680
800
Thể dục thể thao, nghệ thuật
180
255
310
390
480
560
650
Sư phạm


280
330
380
440
500

Khung học phí của trung cấp nghề và CĐ nghề của các nhóm nghề đào tạo đại trà giai đoạn 2010 – 2014

Nhóm ngành

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng
120
170
270
370
470
580
700
Khối hàng hải
120
170
260
340
420
500
610
Khối y tế, dược
120
170
250
330
410
490
580
Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng
120
170
240
320
400
480
560
Khối công nghệ lương thực và thực phẩm
120
170
230
310
380
460
540
Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá
120
170
230
300
380
460
530
Khối văn hoá, thể thao - du lịch
120
170
230
300
380
460
520
Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông
120
170
230
300
370
430
500

(Theo VnMedia)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất