Thứ Ba, 12/11/2024
Môi trường
Thứ Ba, 8/5/2012 21:57'(GMT+7)

Tẩy độc da cam/dioxin sân bay Đà Nẵng bằng phương pháp khử hấp thu nhiệt

Xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

 

Tại Hội thảo xem xét lần đầu thiết kế kỹ thuật công nghệ khử hấp thu nhiệt được đề xuất để xử lý chất da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng, ông Donald Steinberg, Phó Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, phương pháp kỹ thuật khử hấp thu nhiệt hay còn gọi là IPTD là một công nghệ tiên tiến được áp dụng ở Mỹ, châu Âu và châu Á để làm sạch các bãi chất thải nguy hại và bảo đảm môi trường sạch cho hàng triệu người và cho các thế hệ sau. IPTD đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ tồn lưu dioxin đến mức bằng hoặc thấp hơn mức mà mục tiêu của dự án này đặt ra, và USAID tự hào được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng phương pháp này.

Theo ông Donald Steinberg, nhà thầu được USAID ký hợp đồng thiết kế và triển khai chiến lược khắc phục hậu quả chất độc tại dự án này là TerraTherm – một trong những doanh nghiệp nhỏ và mới tại Mỹ. Lúc mới được thành lập năm 2000, TerraTherm chỉ có vài nhân viên, tuy nhiên dưới sự dẫn dắt của ông Ralph Baker - Giám đốc điều hành, công ty đã phát triển và được cấp bằng sáng chế các phương pháp mới, chứng minh được khả năng áp dụng phương pháp khử hấp thu nhiệt để xử lý ô nhiễm môi trường, và đã hoàn thành nhiều dự án khắc phục hậu quả dioxin trên toàn thế giới, trong đó có cả các căn cứ quân sự. Cùng làm việc với TerraTerm và các nhà thầu Hoa Kỳ khác còn có một số các doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam.

Tháng 9-2009, USAID và văn phòng 33 ký bản ghi nhớ thiết lập khung hành động cho dự án sân bay Đà Nẵng. Từ tháng 10-2009 đến tháng 4 vừa qua, đã có ba đợt lấy mẫu để đánh giá sân bay Đà Nẵng và các kỹ thuật xử lý. Trong khoảng thời gian này, đã có 55 cuộc hội thảo với các bên liên quan. Tháng 6-2010, USAID đã tiến hành đánh giá môi trường tại sân bay Đà Nẵng và xem xét một số công nghệ phù hợp để xử lý ô nhiễm ở đây. Tiêu chí lựa chọn là công nghệ phải an toàn và hiệu quả nhất để đất bị nhiễm dioxin trở nên vô hại. Và phương pháp khử hấp thu nhiệt đã được lựa chọn.

Dự kiến, cuối mùa hè năm nay, lễ động thổ xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Đẵng sẽ được Chính phủ Mỹ và Việt Nam tổ chức. Chương trình Xử lý môi trường và chăm sóc y tế của USAID tập trung hỗ trợ tẩy độc các khu vực nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, nơi lưu trữ chất da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam và chăm sóc y tế cho cộng đồng dân cư gần đó. Tới nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã cung cấp 34,9 triệu USD cho hoạt động tẩy độc môi trường và 6,4 triệu USD cho chăm sóc y tế.

Ngoài sân bay Đà Nẵng, sau chiến tranh, sân bay Biên Hòa và Phù Cát cũng được coi là những “điểm nóng” dioxin do tồn dư hóa chất trong đất. Đại diện USAID cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng Việt Nam trong việc xử lý môi trường tại các địa bàn này.

Phương pháp xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Đất và bị nhiễm dioxin được đào lên và được đặt trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công trường được gọi là mố, rồi xử lý bằng công nghệ khử hấp nhiệt. Mố IPTD rộng khoảng 70m, dài từ 90 đến 105m, cao khoảng 7,7-8m. Đất sau khi xử lý được đưa trả lại sân bay Đà Nẵng. Dự kiến, tổng diện tích khu vực cần đào xúc là 191.400m2, tổng khối lượng là 72.900m3.

(NDĐT)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất