(TCTG)- Những sự kiện đang đầu độc đời sống chính trị Thái Lan bắt nguồn từ khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lên năm quyền năm 2001. Ông đã tạo ra “những người áo đỏ”.
Theo dòng thời sự:
Những người áo đỏ biểu tình từ ngày 12/3 trên các con phố Bangkok để yêu cầu thủ tướng từ chức và giải tán quốc hội. Nhưng thể chế Thái Lan đã chống lại việc gây sức ép lên những người áo đỏ, để sau đó ông Thaksin Shinawatra, thủ tướng bị chuất quyền, quay trở lại. Thứ ba (16/3), những người áo đỏ đã tập hợp cho máu để bảy tỏ sự hy sinh. Một nhân viên đường sắt về hưu nhấn mạnh: “Tôi sẽ làm tất cả những gì các nhà lãnh đạo nói”. “Đó là một hình thức tượng trưng để nói rằng máu của chúng tôi, máu của dân tộc, đó là quyền lực”. Một nữ nông dân đã vượt 450 km để tới đây như những người dân khác với bình máu và nhấn mạnh: “Tôi làm việc này vì các con của chúng tôi, vì dân chủ”.
Phong trào áo đỏ:
Những người áo đỏ được tạo dựng bởi Thủ tướng Thaksin, bị lật đổ tháng 11/2006 sau cuộc đảo chính quân sự và những vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông. Ban đầu, những người áo đỏ là người ủng hộ ông Thaksin.
Bà Sophie Boisseau du Rocher, nhà nghiên cứu tại Asian Centre de Sciences-Po và là tác giả của cuốn sách Đông Nam Á mắc bẫy, do nhà xuất bản Perrin phát hành tháng 3/2009, đã đưa ra một số phân tích về tình hình chính trị Thái Lan. Theo bà, tập hợp những người áo đỏ ngày nay phức tạp hơn nhiều. Nhà nghiên cứu xác nhận trong hàng ngũ của họ có “một số phe phái quân đội, các đảng nhỏ và lãnh đạo các tỉnh”. Mỗi một nhóm trong số họ đòi hỏi được có mặt nhiều hơn trong các tầng lớp chính trị, điều mà Thaksin đã bắt đầu khơi mào trong chiến dịch tranh cử thủ tướng năm 2001.
Nhưng trong số những người áo đỏ, một số họ không phải là những người “thân Thaksin” và chỉ mong muốn giành quyền lợi cho chính họ. Sự không đồng nhất này làm cho triển vọng chấm dứt xung đột ngày càng trở nên khó khăn.
Và những người áo vàng?
Liên minh này được thành lập bởi Sondhi, một trùm tư bản báo chí, tương tự như ông ta đã tuyên bố, là quét sạch giới chính trị Thái Lan có những thủ đoạn mafia và tham nhũng. Màu vàng là màu của chế độ quân chủ Thái Lan. Liên minh này tập hợp những công dân thuộc tầng lớp trung lưu và một số trí thức, họ đã chán ngấy tình trạng tham nhũng.
Thaksin Shinawatra
Nhà chính khách có uy tín lớn này đôi khi bị nhìn nhận như một nhân vật quỷ quyệt, trong đó tham vọng lớn nhất của ông là quyền lực. Bị trục xuất khỏi châu Âu, ông đang ở Monténégro sau khi lưu lại dài ngày tại Dubai. Nhà tỷ phú, bị lật đổ năm 2006 bởi một cuộc đảo chính quân sự, bị tố cáo tham ô tài chính và bị kết án vắng mặt năm 2008 do xung đột tài chính trong vụ chuyển dịch bất động sản cho vợ mình. Sau khi sống lưu vong, phe đối lập đã tố cáo ông hậu thuẫn người kế nhiệm ông là Thủ tướng Samak Sundaravej. Họ cho rằng ông Sundaravej là con rối của ông Thaksin Shinawatra. Nhằm gây bất ổn thêm cho nước láng giềng này, Campuchia năm 2009 đã đề nghị ông Thaksin làm cố vấn kinh tế cho thủ tướng Campuchia. Hơn nữa, một phần tài sản của ông Thaksin (các tài sản của ông đã bị phong toả ngay sau khi rời khỏi đất nước) đã bị Chính phủ Thái Lan trưng dụng vào tháng 2 vừa qua. Như nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher đã nhấn mạnh, ông Thaksin không hề lo lắng bởi “ông vẫn còn 1 tỷ USD nữa”.
Lập trường của chính phủ
Chính phủ đã khước từ tối hậu thư của những người áo đỏ. Họ yêu cầu chính phủ từ chức muộn nhất là vào ngày thứ năm (18/3). Bà Sophie Boisseau du Rocher giải thích Chính phủ Thái Lan đã quyết định “không nhượng bộ trước những đe doạ của phe áo đỏ, bởi điều này sẽ bỏ đi một cách bất hợp pháp một năm rưỡi nắm quyền của chính phủ”. Lập trường này của chính phủ sẽ có lợi thế bỏ xa được ông Thaksin trong một thời gian nữa.
Các cuộc xung đột trước
Cuộc chiến ác liệt giành quyền lực bắt đầu từ tháng 1/2004, tức 3 năm sau chiến thắng của ông Thaksin. Ngày 4/4/2004, ông Thaksin thông báo từ chức để tháo gỡ cho cuộc khủng hoảng gắn với những bê bối liên quan tới ông. Tháng 5/2004, ông lại tiếp tục cương vị thủ tướng, sau đó bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự. Ngày 2/9/2008, những người áo đỏ và áo vàng đầu tiên xuất hiện trong các cuộc đối đầu giữa những người tham gia lật đổ chính quyền đứng về phía ông Thaksin và những người nắm quyền của chế độ quân chủ hiện hành. Từ đó, hai phe không ngừng đối đầu để áp đặt quan điểm của riêng mình.
Những tiến triển giả định
Một số blogger ở Thái Lan lo ngại đất nước sẽ chịu chung số phận như ở Mianma với việc thiết lập chính quyền do chế độ độc tài quân sự làm chủ để chấm dứt một cuộc khủng hoảng đang ngày càng trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, bà Sophie Boisseau du Rocher có ý kiến hoàn toàn khác. Theo bà, Chính phủ Thái Lan cần đánh giá tầm cỡ của cuộc cải cách mà ông Thaksin đã tiến hành vào năm 2001, nếu không muốn đất nước sụp đổ. Bài diễn văn của ông Thaksin, nhà lãnh đạo bị lật đổ, đã được người dân chú ý tới. Những người nông dân và nghèo khổ chiếm 65% dân số Thái Lan. Với một bài diễn văn thu hút tầng lớp bình dân, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã tấn công các nước Đông Nam Á, ông Thaksin đã biết lấy lòng những người nghèo nhất và đã giành cho mình đa số ủng hộ.
Những được mất đối với chính phủ hiện hành là phải biến chính phủ của mình thành phong trào cơ bản trên, nếu muốn một ngày nào đó chấm dứt xung đột. Nếu không, “bóng ma” Thaksin sẽ luôn ám ảnh chính quyền để gây rối loạn. Tuy nhiên, đa số các chính trị gia Thái Lan đều không muốn chia sẻ quyền lực, một số hoạt động tách biệt và nhân dân không ủng hộ những người áo đỏ như thuở ban đầu.
Một cầu vồng màu áo
Trang Web Globalvoicesonline cho biết, chúng ta nhìn thấy những màu áo đỏ và vàng, những cũng có những màu áo mới xuất hiện trong đời sống chính trị Thái Lan. Những người áo xanh xuất hiện khi những người áo đỏ bắt đầu tuần hành chống chính phủ. Trong giai đoạn đầu, những người áo xanh đã khẳng định chỉ muốn “bảo vệ” những khu vực công như sân bay. Nhưng những người áo đỏ đã nhanh chóng tố cáo họ là những người ăn lương của chính phủ. Khi những người áo đỏ rời khỏi địa điểm diễn ra Hội nghị ASEAN tại Pattaya, một nhóm người mặc áo đen đã ném đá vào họ. Đã xuất hiện một lựa chọn mới cho những người Thái Lan: mặc áo hồng. Những người mặc áo hồng yêu cầu thành lập một đảng phái chính trị dựa trên cơ sở tình yêu…
Theo báo LEXPRESS.fr (Bài dịch)