Thứ Ba, 26/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 21/2/2015 16:15'(GMT+7)

Thế giới tuần qua: Hy vọng và hiểm họa

Các đại biểu tại Hội nghị thượng đỉnh chống khủng bố tại Mỹ. Ảnh: Getty

Các đại biểu tại Hội nghị thượng đỉnh chống khủng bố tại Mỹ. Ảnh: Getty

1, Sau ba ngày họp, Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ đã bế mạc vào ngày 20-2.

Đại diện hơn 60 nước tham dự hội nghị cũng nhất trí phác thảo một lộ trình hướng tới các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố, cũng như quyết tâm đoàn kết chống lại tổ chức khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

ổng thống Mỹ Obama đã có bài phát biểu bế mạc hội nghị, bác bỏ khái niệm cho rằng phương Tây đang trong cuộc chiến với Hồi giáo và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới từ phương Tây và cộng đồng Hồi giáo gia tăng nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Cuộc họp được tiến hành sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Copenhagen (Đan Mạch) và Paris (Pháp), cùng với đó là sự bành trướng của IS sang khu vực Trung Đông.

2, Hội đồng An ninh quốc gia và Quốc phòng Ukraine đã thông qua quyết định kêu gọi LHQ và Liên minh châu Âu (EU) triển khai lực lượng hòa bình tới khu vực xung đột Donbass, thuộc miền Đông nước này.

Theo Tổng thống Ukraine Poroshenko, đây sẽ là biện pháp hiệu quả và phù hợp nhất để đảm bảo an ninh tại khu vực miền Đông Ukraine.

Quân đội Ukraine đã phải hứng tổn thất nặng nề tại Debaltseve. Ảnh: sputniknews

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine đã có hiệu lực từ ngày 15-2, song theo thông báo từ các bên, hiện vẫn diễn ra các vụ giao tranh lẻ tẻ. Đây được cho là một dấu hiệu rõ ràng về "sự lo ngại" của Ukraine sau khi lực lượng đối lập chiếm được thị trấn chiến lược Debaltseve, do lực lượng Ukraine kiểm soát.

Trước những diễn biến biến tại miền Đông Ukraine, thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine khó có thể giữ được.

3, Người dân nhiều nước châu Á cũng như cộng đồng châu Á tại các nơi trên thế giới vừa chào đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Với nhiều người dân, “năm con ngựa” 2014 qua đi và nhiều điều không may mắn đã xảy ra, đặc biệt là các vụ tai nạn hàng không như vụ tai nạn máy bay số hiệu MH370 và MH17 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia hay các vụ tai nạn máy bay khác.

Màn bắn pháo hoa nghệ thuật chào đón năm mới Ất Mùi 2015 tại Hà Nội. Ảnh: qdnd

Đối với người dân tại nhiều nước châu Á, con dê tượng trưng cho sự hài hòa, an bình và phồn vinh. Chính vì vậy, họ hy vọng năm mới 2015 này sẽ hòa bình hơn và sẽ có nhiều bước đi hướng đến một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Nhân dịp này, nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng gửi lời chúc mừng năm mới đến hơn 2 tỷ người ở nhiều nước châu Á đón Tết Nguyên Đán.

4, Nhật Bản và Trung Quốc dự định sẽ tiến hành cuộc đàm phán an ninh song phương đầu tiên trong vòng 4 năm qua tại Tokyo sớm nhất là vào tháng 4 tới.

Cuộc đàm phán lần này sẽ tập trung vào củng cố lòng tin đối với an ninh hàng hải, trong bối cảnh Tokyo nhiều lần cáo buộc các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CGG) xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: theguardian

Ngoài ra, sự kiện trên được hy vọng sẽ hỗ trợ lộ trình thực thi cơ chế kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhằm ngăn ngừa các cuộc đụng độ xung quanh các đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông

Quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo tại đây hồi tháng 9-2012.

5, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang có kế hoạch muốn đưa chiến binh từ Libya tới những cảng ở phía nam của châu Âu để thực hiện mưu đồ chinh phục lục địa già này.

Phiến quân thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: nbcnews

Chúng đã lên kế hoạch đưa chiến binh từ Bắc Phi qua Địa Trung Hải rồi tới các cảng ở phía nam châu Âu - như cảng trên đảo Lampedusa của Italy, cách Libya 483km.

Trước sự quyết tâm tiêu diệt IS trên mọi mặt trận của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là châu Âu, không loại trừ khả năng IS sẽ có những hành động liều lĩnh, manh động và châu Âu có nguy cơ trở thành "khu vực bạo loạn".

6, Ngày 20-2, Iran và Mỹ bắt đầu đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran tại Geneve.

Trong đó Washington muốn tìm kiếm một thỏa thuận khung nhằm đảm bảo Tehran không theo đuổi tham vọng chế tạo bom hạt nhân, đổi lại lệnh cấm vận quốc tế đối với quốc gia Hồi giáo này sẽ được nới lỏng. Cuộc đàm phán sẽ làm cơ sở cho cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng Ngoại giao giữa hai bên trong vòng 2 ngày tới.

Cơ sở hạt nhân Arak của Iran. Ảnh: Getty

Cuộc đàm phán song phương giữa Iran và Mỹ diễn ra trong bối cảnh Iran cũng đang có những cuộc đàm phán với nhóm P5+1 là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức nhằm kết thúc một thập kỷ bế tắc về chương trình hạt nhân.

Về phần mình, Iran phủ nhận bất cứ tham vọng nào về vũ khí hạt nhân và đang tìm cách chấm dứt các lệnh trừng phạt quốc tế.

7, Ngày 20-2, các bộ trưởng tài chính các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí gia hạn thêm 4 tháng đối với khoản cứu trợ tài chính dành cho Hy Lạp sau khi thời hạn của gói cứu trợ sẽ hết vào cuối tháng này.

Ảnh minh họa. Nguồn: vietnamplus

Tuy nhiên, ngày 23-2 tới Hy Lạp phải đưa ra được các cam kết cơ bản về cải cách.

Như vậy, bất chấp những khác biệt quan điểm sâu sắc giữa Đức và Hy Lạp về các điều kiện kéo dài thời hạn cứu trợ tài chính, cuối cùng các bên cũng đi đến một thỏa thuận trước khi gói cứu trợ hết hạn vào cuối tháng này, ngăn chặn nguy cơ Hy Lạp sẽ bỏ Eurozone.

VĂN HIẾU (tổng hợp)/QĐND

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất