Thứ Năm, 14/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 12/2/2018 10:30'(GMT+7)

Thủ đô Hà Nội có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bơi Đăm (Hà Nội) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN)

Lễ hội Bơi Đăm (Hà Nội) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, trong đợt này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ký quyết định ghi danh 17 di sản khác (thuộc địa bàn các tỉnh/thành phố: Bắc Kạn, Cần Thơ, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cụ thể, 17 di sản này bao gồm:

1/ Lễ Cấp sắc Pụt (Lẩu Pụt) của người Tày (xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, Bắc Kạn).

2/ Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ (xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).

3/ Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

4/ Dân ca của người Bố Y (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang);

5/ Lễ Ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo (xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang).

6/ Lễ hội Lồng tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).

7/ Khắp Nôm của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).

8/ Nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai).

9/ Trống trong nghi lễ của người Mông (huyện Mường Khương, Lào Cai).

10/ Lễ Cầu làng (Áy lay) của người Dao Họ (huyện Văn Bàn, Lào Cai).

11/ Lễ hội Phài Lừa (xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn).

12/ Lễ Cầu an (Pang A) của người La Ha (huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu, Sơn La).


Khèn Mông - nét văn hóa độc đáo trên cao nguyên đá. (Ảnh: TTXVN)


13/ Nghệ thuật Khèn của người Mông (huyện Mộc Châu, Sơn La).

14/ Lễ hội Cầu mùa của người Sán Chay (huyện Phú Lương, Thái Nguyên).

15/ Lượn Cọi của người Tày (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).

16/ Lễ hội Đình Phương Độ (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên).

17/ Lễ hội Đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Như vậy, theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa, hiện nay, có 248 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia./.

Theo quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, các di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

(Vietnam+)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất