Thứ Bảy, 23/11/2024
Thời sự - Chính trị
Chủ Nhật, 13/10/2024 19:31'(GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc trải nghiệm in tranh Đông Hồ

Các liền anh, liền chị Quan họ Bắc Ninh hát chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. (Ảnh: TTXVN)

Các liền anh, liền chị Quan họ Bắc Ninh hát chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. (Ảnh: TTXVN)

Trong làn điệu đằm thắm, mượt mà của bài hát “Mời nước mời trầu” dân ca quan họ Bắc Ninh, hai Thủ tướng thưởng lãm các bước làm tranh Đông Hồ truyền thống của Việt Nam do các nghệ nhân Đông Hồ trình diễn.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng làm tranh dân gian Đồng Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi chứng kiến và tìm hiểu thêm về kỹ thuật in tranh; ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ, hai Thủ tướng trực tiếp trải nghiệm in tranh theo cách của các nghệ nhân Đông Hồ đã trình diễn, với bức tranh “Cưỡi trâu thổi sáo”, một trong những khung cảnh đặc trưng, truyền thống, mô tả cảnh thanh bình của miền quê Việt Nam.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng làm tranh dân gian Đồng Hồ. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng làm tranh dân gian Đồng Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ ở phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trước đây, tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường xem têm trầu cánh phượng của văn hoá Kinh Bắc. (Ảnh: TTXVN)

Với giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; đang được tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi thưởng lãm tranh Đông Hồ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham quan trưng bày một số sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc như: yến sào, sầu riêng, dừa tươi, chuối, cà phê, sữa… Đây là những sản phẩm tiêu biểu trong 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Trung Quốc luôn được xác định là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu của rau quả Việt Nam trong 9 tháng qua. Mặc dù vậy, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều dư địa.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham quan một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Ngay tại Hội đàm trong sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam như hoa quả có múi, bưởi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tôm hùm bông nuôi trồng của Việt Nam. Thủ tướng Lý Cường cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản, hoa quả chất lượng cao của Việt Nam./.

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất