Thứ Sáu, 20/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Ba, 17/8/2010 11:15'(GMT+7)

Thừa Thiên - Huế: Bảo tồn môi trường lịch sử tại các khu lăng tẩm Huế và vùng phụ cận

Hội thảo đã giới thiệu tổng quan giá trị về phong thủy của hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn tại Huế; giới thiệu phương pháp tiếp cận nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản; trình bày giới thiệu về kết quả chương trình khảo sát theo nhóm, nêu và phân tích các đề xuất nhằm bảo vệ và tái tạo môi trường cảnh quan truyền thống và lịch sử của một số khu lăng tẩm. Tại hội thảo, hai bên cũng đã giới thiệu một số kết quả nghiên cứu lịch sử kiến trúc lăng tẩm Huế trong mối tương quan với cảnh quan môi trường địa phương.

Theo TTXVN, ngoài hệ thống lăng tẩm, từ xa xưa, người ta đã chọn sông Hương làm trục chính trong tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị. Thực tế, hầu hết các di tích liên quan đến kinh thành Huế đều gắn liền với sông Hương và cảnh quan đôi bờ. Từ năm 1993, quần thể di tích Cố Đô Huế được công nhận là di sản văn hóa Thế giới. Theo đó, Cố đô Huế có 17 di tích và cụm di tích đã được công nhận gồm: Hoàng thành, Kinh thành, Trấn Hải thành, đàn Nam giao, Văn-Võ miếu, cung An Định, Hổ quyền-điện Voi ré, các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Vạn Vạn, điện Huệ Nam, chùa Thiên Mụ. Tất cả đều có quan hệ mật thiết với sông Hương trong tổng thể không gian kiến trúc chung.

Tại hội thảo, các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành quy hoạch đô thị và bảo tồn di tích đã có nhiều ý kiến nhận xét và góp ý cũng như phác thảo đề xuất hướng dẫn bảo tồn cảnh quan môi trường lịch sử ở các khu lăng tẩm của Huế và vùng phụ cận...chống sự gia tăng và xâm lấn của con người trong quá trình đô thị hoá, nhằm phát huy giá trị di sản Cố đô Huế.../.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất