Thứ Tư, 2/10/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 29/7/2010 21:14'(GMT+7)

Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

Áo mới, cờ hoa chào đón năm học mới

Áo mới, cờ hoa chào đón năm học mới

Sáng nay 29/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết năm học 2009-2010 phương hướng nhiệm vụ trong tâm năm học 2010-2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước; đồng chí Trần Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm UBVH và GD Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành và đại diện lãnh đạo UBND, Giám đốc sở GD&ĐT 63 tỉnh thành/phố trong cả nước về tham dự.

Tại Hội nghị tổng kết, đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã thông báo những kết quả nổi bật năm học 2009-2010 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011.

Về kết qủa nổi bật, trong năm học 2009-2010

Ngành giáo dục đã thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả rõ rệt: phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sau 2 năm triển khai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ với sự huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, cùng chung tay phối hợp thực hiện giáọ dục toàn diện học sinh; các cơ sở giáo dục đã vận dụng sáng tạo nội dung cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mirth''; cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo'' tiếp tục được triển khai vởi những hình thức và phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, mỗi giáo viên có một đổi mới dạy học, mỗi cán bộ quản lý có một đổi mới trong công tác quản lý của mình đã bước đầu được triển khai.

Trong năm qua, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về giáo đục. Những văn bản này phát huy tác dụng điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục trong tình hình mới; có tác động sâu sắc, nhanh chóng tới việc nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục, tạo hành lang pháp lý căn bản không thể thiếu cho việc đẩy mạnh đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời gian tới.

Công tác đổi mới quản lý giáo dục được đẩy mạnh và có chuyện biên tích cực trong việc tập trung đổi mới nội dung bồi đường hiệu trưởng trường phổ thông theo hướng gắn hoạt động với tầm nhìn lãnh đạo, bồi dưỡng năng lực quản lý thích ứng trong điều kiện có nhiều thay đổi với vai trò tự chủ của nhà trường; thực hiện 3 công khai đã bước đầu nhận được sự đồng thuận của các cơ sở giáo dục và xã hội; công tác quy hoạch được chú trọng, quản lý nhà nước về giáo dục đã có tiến bộ, trong đó quản lý chất lượng giáo dục được thực hiện ngày một thực chất hơn và được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành; việc thực hiện phối hợp công tác của ngành với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng 3 đoàn thể (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam) ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả cụ thể.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; giáo dục phổ thông tiếp tục đánh giá sâu và điều chỉnh chương trình ở một số môn học; thực hiện tích hợp một số nội dung trong giảng dạy; hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được thực hiện nghiêm túc, an toàn, khách quan và công bằng; tất cả các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (hoàn thành trước 6 tháng so với kế hoạch).Giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đa dạng nội dung chương trình. Giáo dục dân tộc được quan tâm đầu tư và nâng cao chất lượng.

Quy mô phát triển trường lớp của các cấp học, loại hình học tập đều tăng; các trường trung cấp chuyên nghiệp được củng cố và phát triển, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo; tăng số lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện và trung tâm học tập cộng đồng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp và xây nhà công vụ giáo viên được đẩy nhanh và đã hoàn thành trên 50% chỉ tiêu kế hoạch, hạ tầng công nghệ thông tin được cải thiện. Các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ hợp tác quốc tế cho giáo dục tiếp tục được tăng cường.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả nổi bật vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; ở các, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần vẫn còn nhiều khó khăn; việc phân luồng học sinh THCS và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả.

Một số địa phương chưa chủ động trong việc góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc nghiên cứu triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới; chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo, thông tin. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT vào quản lý còn chậm.

Đa số các địa phương còn thiếu giáo viên tiểu học để đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Các vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu, cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ; chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo; vẫn còn tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức.

Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giả kết quả học tập vẫn còn nhiều hạn chế; việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa linh hoạt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa việc khắc phục tình trạng dạy học theo cách ''đọc chép'' chưa được tích cực chỉ đạo ở nhiều nơi. Nhiều trường học chưa đảm bào vệ sinh, thiếu nước sạch; thư viện còn nghèo nàn, phòng học bộ môn còn hạn chế về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng còn thấp.

Với những hạn chế trên, đồng chí Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, để phát triển giáo dục một cách hiệu quả cần nắm vững và vận dụng các quan điểm: Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân từ đó ngành Giáo dục phải tích cực thanh mưu cho Đảng, chính quyền các cấp, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể và chiến lược phát triến lâu dài của Giáo dục và Đào tạo; Việc đổi mới quản lý là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giao dục. Muốn đổi mới quản lý thành công đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục phải đổi mới nhận thức về nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường xuyên là quản lý chất lượng giáo dục. Triển khai việc đổi mới được tiến hành kiên quyết và đồng bộ từ việc hình thanh khung luật pháp, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý, tổ chức bộ máy và các điều kiện cần thiết về tài chính, nguồn lực và thông tin để đổi mới hiệu quả; Các cấp quản lý giáo dục phải chủ động, tích cực đề xuất với các cấp có thẩm quyền những vấn đề có tính chiến lược cho phát triển giáo dục. Phải bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở; có ý thức tìm tòi, phát hiện và nhân rộng mô hình tốt; giải quyết kịp thời dứt điểm những vướng mắc, phát sinh; Đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành với những giải pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh là giải pháp tích cực, chủ động để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học.

Về phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 – 2011

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo xác định chủ đề năm học 2010-201 là ''Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục'', tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; Chăm lo , đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Tiếp tục đổi mới công tác tài chính giáo dục; Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Năm học 2010 - 20l1 là năm học đầu tiên của thập kỷ mới, với nhiều sự kiện trọng đại: là năm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tổ chức bầu cử Quốc hội khoá 13, năm đầu tiên cả nước bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, và năm học thứ 5 toàn ngành quyết tâm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, và năm học thứ 4 thực hiện cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' và cuộc vận động ''Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo'' và là năm học thứ 3 triển khai phong trào thi đua ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực''.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành trung ương, các đoàn thể và các địa phương toàn ngành phấn đấu thực hiện thăng lợi năm học với chủ đề ''Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục'', đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.

DP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất