Thứ Ba, 14/5/2024
Xã hội
Thứ Sáu, 18/10/2019 15:24'(GMT+7)

Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được về một nội dung cụ thể của tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Mục đích sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp:

a) Cơ sở đào tạo sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn đbảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn đ đánh giá và công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

c) Các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tiêu chí, tiêu chuẩn làm cơ sở đđánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng của cơ sở đào tạo mà họ quan tâm

Căn cứ vào Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tại Chương III, Mục 1 Quy định về Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp trong Giáo dục nghề nghiệp cụ thể như sau:

1. Các tiêu chí, điểm chuẩn và điểm đánh giá chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

1.1. Các tiêu chí và điểm chuẩn

a) Các tiêu chí:

Tiêu chí 1 - Mục tiêu và tài chính;

Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên;

Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình;

Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo;

Tiêu chí 6 - Dịch vụ cho người học;

Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng.

b) Điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp (Phụ lục 03 kèm theo).

1.2. Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 04 điểm, điểm đánh giá cho mi tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm.

Tiêu chuẩn đạt yêu cầu khi cơ sở đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn trong vòng 01 năm tính đến thời điểm đánh giá.

Việc đánh giá mức độ một chương trình đào tạo cụ thể tại một cơ sở đào tạo đáp ứng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với các yếu tố, nội dung liên quan đến việc thực hiện chương trình đào tạo.

2. Đạt và không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

2.1. Đạt tiêu chuẩn:

Chương trình đào tạo được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khi đáp ng các yêu cầu sau:

a) Tổng số điểm đánh giá đạt từ 80 điểm tr lên;

b) Điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 đạt từ 75% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên. Điểm đánh giá của các tiêu chí 1, 2, 6 đạt từ 50% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.

2.2. Không đạt tiêu chuẩn:

Chương trình đào tạo được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khi không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp

3.1. Tiêu chí 1 - Mục tiêu và tài chính

a) Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của chương trình đào tạo phù hợp mục tiêu của sở đào tạo và nhu cầu thị trường lao động, được công bcông khai và được rà soát, điều chỉnh theo quy định.

b) Tiêu chuẩn 2: Hàng năm, cơ sở đào tạo nghiên cứu, xác định định mức chi tối thiểu cho một người học, đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo và có đủ nguồn thu hợp pháp đthực hiện chương trình đào tạo.

3.2. Tiêu chí 2 - Hoạt động đào tạo

a) Tiêu chuẩn 1: Hàng năm, cơ sở đào tạo thực hiện công tác tuyn sinh theo quy định.

b) Tiêu chuẩn 2: Cơ sở đào tạo có kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo theo quy định; tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp chứng chỉ theo quy định; hồ sơ người học đầy đủ và đúng theo quy định.

c) Tiêu chuẩn 3: Tổ chức đào tạo liên thông theo quy định.

3.3. Tiêu chí 3 - Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

a) Tiêu chuẩn 1: 100% nhà giáo tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; hàng năm hoàn thành các nhiệm vụ do cơ sở đào tạo giao.

b) Tiêu chuẩn 2: Đảm bảo tất cả các mô-đun thuộc chương trình đào tạo có đủ nhà giáo đứng lớp; đảm bảo tỷ lệ số người học/lớp và tỷ lệ quy đi người học/nhà giáo theo quy định.

c) Tiêu chuẩn 3: Hàng năm, cơ sở đào tạo tổ chức cho nhà giáo cơ hữu tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng; 100% nhà giáo cơ hữu đi thực tập tại đơn vị sử dụng lao động theo quy định.

d) Tiêu chuẩn 4: 100% cán bộ quản lý và nhân viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; hàng năm hoàn thành các nhiệm vụ do cơ sở đào tạo giao.

3.4. Tiêu chí 4 - Chương trình, giáo trình

a) Tiêu chuẩn 1: Chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành, đánh giá và cập nhật theo quy định.

b) Tiêu chuẩn 2: Chương trình đào tạo thể hiện được khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

c) Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động.

d) Tiêu chuẩn 4: Chương trình đào tạo thhiện được phương pháp đánh giá kết quhọc tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô-đun và của chương trình đào tạo.

đ) Tiêu chuẩn 5: 100% giáo trình được biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định, ban hành, đánh giá và cập nhật theo quy định; có đủ giáo trình cho các mô-đun của chương trình đào tạo.

e) Tiêu chuẩn 6: Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun trong chương trình đào tạo; tạo điều kiện đthực hiện phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3.5. Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

a) Tiêu chuẩn 1: Phòng học, hệ thống điện, nước đảm bảo quy chuẩn xây dựngyêu cầu đào tạo.

b) Tiêu chuẩn 2: Đảm bảo đủ chủng loại thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

c) Tiêu chuẩn 3: Đảm bảo đ slượng thiết bị đào tạo đáp ứng quy mô, yêu cầu đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 4: Nguyên, nhiên, vật liệu thực hành được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện; được quản lý, cấp phát, sử dụng theo quy định; đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo.

3.6. Tiêu chí 6 - Dịch vụ cho người học

a) Tiêu chun 1: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế công tác học sinh, sinh viên; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tt nghiệp; nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo; các chế độ, chính sách đối với người học. Người học được hưởng, các chế độ, chính sách theo quy định.

b) Tiêu chuẩn 2: Thường xuyên cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm; thực hiện trợ giúp, giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

3.7. Tiêu chí 7 - Giám sát, đánh giá chất lượng

a) Tiêu chuẩn 1: Hàng năm, thu thập ý kiến ti thiu 10 đơn vị sdụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

b) Tiêu chuẩn 2: Thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tt nghiệp.

c) Tiêu chuẩn 3: Trong vòng 06 tháng kể từ khi tốt nghiệp, tối thiu 80% người học có việc làm phù hợp với nghề đào tạo.

d) Tiêu chuẩn 4: Tối thiểu 80% đơn vị sử dụng lao động được điều tra hài lòng với kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động./.

Thanh Lâm

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất