(TG)- Hen Phế Quản (hay còn gọi là Hen Suyễn ) - COPD Phổi tắc nghẽn mãn tính: Là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, dẫn đến khó thở từng cơn do sự co thắt của phế quản. Người bị bệnh hen muốn ho để tống các chất nhầy ra ngoài. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại chứng tỏ bệnh hen của bạn đang ở giai đoạn trầm trọng.
Hiện nay y học thế giới đang dành sự quan tâm đặc biệt đến bệnh suyễn do mức độ phổ biến của nó. Suyễn được đánh giá là bệnh lí phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, phát triển và môi trường.
Tổ chức y tế thế giới( WHO) đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp xử lý của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không khỏi hen suyễn được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí”.
Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh
Thở khò khè: Đây là triệu chứng xuất hiện khi về đêm, khi ngủ bệnh bệnh sẽ phát ra tiếng khò khè, tiếng rít khi thở. Tất nhiên là bản thân người bệnh sẽ không tự thấy được triệu chứng này nên cần người thân hoặc bạn bè quan sát giúp để phát hiện sớm bệnh.
Ho: Hầu như bệnh về đường hô hấp nào cũng đều sẽ có triệu chứng ho, ở người hen suyễn thì ho có thể kéo dài, thường tăng tần xuất lên khi về buổi đêm sương xuống và buổi sáng sớm khi tiết trời xe lạnh, nếu vào mùa đông thời tiết hanh khô cũng sẽ ho nhiều lên. Trong khi đang rèn luyện bằng những bài tập thể dục thì cơn ho cũng thường xuất hiện.
Khó thở: Người bệnh thở ngắn và thường xuyên khó thở, khi ngồi và ngồi đứng cần dùng tay đỡ ngực xong kèm theo há miệng thở gấp.
Nặng ngực: đây là triệu chứng xuất hiện kèm theo những triệu chứng trên, khi ho, hay khi thở ra thì cảm thấy ngực nặng nề như có vật gì đè lên.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Theo Đông Y nguyên nhân gây ra bệnh hen là do 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu, không điều hòa gây nên bệnh cụ thể là:
Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…
Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn dẫn tới cơ thể yếu từ lúc mới sinh; vì thế làm cho Thận không nạp được khí nên khí ngược lên gây khó thở
Ngoài ra bệnh hen còn có tính di truyền; những người bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn
Biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn, COPD
Bệnh Hen nói chung là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Có rất nhiều trường hợp tử vong rất đáng tiếc chỉ vì không cẩn thận và không có các thông tin phòng tránh biến chứng. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị bệnh hen suyễn:
Viêm phế quản: Một biến chứng thông thường nhất khi người bị hen suyễn tiếp xúc với những dị vật như lông động vật, bụi hay khói th.lá lâu ngày.
Khí phế thũng: Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, ho, khạc đờm nhiều và môi tím tái.
Tâm phế mãn tính: Bệnh nhân đau, tức vùng hạ sườn phải, khó thở và tím tái. Thời gian biến chứng thành bệnh này có thể kéo dài 5- 10 năm hoặc lâu hơn.
Suy hô hấp: Một trong những biến chứng khá nguy hiểm của bệnh hen suyễn. Nó có thể gây tử vong và thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính hoặc cấp tính. Biến chứng này có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập, phải hỗ trợ bằng máy oxi. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do bệnh nhân đã bị mắc bệnh hen suyễn nặng sẵn và bị kích thích bởi một tác động mạnh là lâu dài. Cũng có thể do bị kích thích tinh thần mà dẫn đến biến chứng này
Ngừng hô hấp: Kèm theo tổn thương não
Xẹp phổi: Biến chứng rất dễ xảy ra ở trẻ em
Tràn khí màng phổi: Biến chứng này cũng thường xảy ra ở người bị hen mãn tính. Do tác động của làm hoạt động quá sức hoặc ho dai, ho quá mạnh khiến thành phế nang bị bục làm tràn khí màng phổi.
Điều trị bệnh theo đông y
Điều trị bệnh là phải xử lý vào gốc bệnh, tức là phải giúp người bệnh phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn. Cũng như phải cân bằng chức năng của 3 tạng TỲ, PHẾ, THẬN. Do đó, đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện các cơ quan ở sâu bên trong cơ thể, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.
Nguyên tắc xử lý bệnh cơ bản của đông y là: xử lý bệnh phải tìm đến căn nguyên của bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng chống bệnh vì chính khí mạnh thì tà khí phải lui.
Trong xử lý bệnh hen suyễn, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm (đông y gọi là tả, tây y gọi là giảm triệu chứng) thì còn chú trọng đến các triệu chứng Bổ, khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý đến tạng phế, mà còn phải chú ý đến các tạng khác như: Tỳ, Vị, Thận…. Tiến triển trong quá trình trị theo đông y sẽ làm bệnh nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát cơn hen.
Nam Anh