Thứ Tư, 2/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 14/1/2011 13:10'(GMT+7)

Tìm hướng đi cho báo, tạp chí văn nghệ

Một ấn bản của Tạp chí Sông Hương

Một ấn bản của Tạp chí Sông Hương

Tham dự hội thảo có đại diện của các cơ quan Trung ương, Tổng biên tập các báo, tạp chí văn học, nghệ thuật của các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành TW, phóng viên báo đài tại Trung ương và Hà Nội.

Thực hiên Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật (VH-NT) trong thời kỳ mới, thời gian qua các cơ quan quản lý VH-NT đã xây dựng nhiều đề án liên quan đến VH-NT và văn nghệ sĩ. Uỷ ban được Thủ tướng chính phủ giao cho thực hiện xây dựng đề án “Kinh phí hỗ trợ cho các báo, tạp chí VHNT TW và địa phương”. Trong tháng 11 và tháng 12, Liên hiệp các hội VHNTVN đã tổ chức hai hội nghị dành cho khu vực phía Bắc (tại Hải Phòng) và khu vực phía Nam (tại Cần Thơ) thu được được nhiều kết quả tích cực.

Hiện nay, khối Báo chí văn nghệ TW có 14 tờ tạp chí và 1 tờ báo văn nghệ. Riêng Hội Nhà văn VN có số lượng đầu báo, tạp chí nhiều nhất (5 tờ) gồm: Báo Văn nghệ, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Văn học nước ngoài, Tạp chí Thơ, Tạp chí “Hồn Việt”. Ngoài ra một số Hội còn có trang báo mạng điện tử.

Các tờ báo, tạp chí của các Hội VH-NT là một nguồn thông tin quan trọng, chính thống của anh chị em văn nghệ sĩ, đã có truyền thống từ nửa thế kỷ qua. Hầu hết các giá trị văn chương nghệ thuật của đất nước, gắn với quá trình đấu tranh Cách mạng của Đảng và dân tộc đều được tái hiện sinh động, chân thực qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật được xuất bản, giới thiệu trên báo, tạp chí của các Hội. Báo, tạp chí cũng là diễn đàn cho các tác giả , đặc biệt là các tác giả trẻ, nơi ươm mầm cho các tài năng. Nhiều vấn đề của đời sống VH-NT gắn với sự chuyển động của đất nước, của Cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đã được chuyển hóa thành các tác phẩm VH-NT sinh động, sâu sắc của người nghệ sĩ. Vị trí của nhiều tờ báo, tạp chí văn nghệ nhiều lúc, nhiều thời kỳ có vị trí lớn trong lòng bạn đọc như Báo Văn nghệ, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Tác phẩm mới, Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh, Người Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội… Song có một thực tế là, trong cơ chế thị trường, cuộc cạnh tranh thông tin đang diễn ra sôi động, phức tạp; ngày nay, văn hóa đọc nói chung đang có dấu hiệu xuống cấp khiến các báo chí văn nghệ đang gặp nhiều khó khăn: Số lượng phát hành hạn chế, lượng người đọc thu hẹp, chất lượng báo, tạp chí văn nghệ chưa có sự đổi mới, nâng cao rõ rệt; kinh phí làm báo là do tự các tòa soạn trang trải.…

Có thể thấy được những khó khăn mà báo, tạp chí văn nghệ đang gặp phải trong quá trình hội nhập, cũng như việc các tờ báo chuyên ngành chưa có sự đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, mô hình tổ chức không có sự ổn định. Đây cũng chính là những vấn đề mà nhiều ý kiến đóng góp của các Tổng biên tập nêu ra tại cuộc hội thảo lần này. Những ý kiến được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng báo chí văn nghệ. Từ những ý kiến đó, LH các hội VH-NT Việt Nam có những cơ sở trình lên các cấp có thẩm quyền nhằm tìm lối ra cho báo chí văn nghệ, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới mà Đại hội Đảng XI giao cho khối Văn học, nghệ thuật./.

Tuấn Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất