Thứ Tư, 25/9/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 25/9/2008 8:34'(GMT+7)

Tin vào chính phủ

Chỉ cho bà con cách làm kinh tế mới thực sự là cách xóa đói giảm nghèo hiệu quả

Chỉ cho bà con cách làm kinh tế mới thực sự là cách xóa đói giảm nghèo hiệu quả

Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 17%, thay vì giảm xuống khoảng 14% vào cuối năm nay vì các tác động của lạm phát và cách tính mới. Ông bình luận thế nào về con số này trong bối cảnh Việt Nam đã luôn được thế giới ca ngợi về công cuộc xoá đói giảm nghèo trong thập kỷ qua?

Liên hiệp quốc cho rằng giá cả tăng cao sẽ tạo ra sự bất bình đẳng theo những mô thức mới, đặc biệt là với những người dân nghèo nhập cư ở khu vực đô thị. Bên cạnh các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ giữ mục tiêu an sinh xã hội trong nhóm tám giải pháp như là trọng tâm chính, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ 61 huyện nghèo nhất mà Chính phủ đã công bố.

Việc nâng cao chuẩn nghèo có tác động như thế nào vẫn còn chưa rõ, và chúng ta còn phải phân tích nhiều hơn mới rút ra được kết luận. Nhưng tôi nghĩ, tác động là tích cực vì cho dù chúng ta xác định tỷ lệ nghèo cao hơn ở mức 17% thì đây là thực tế mà Chính phủ cần phải biết. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến ngân sách nhà nước, chính sách tài khoá, để chi tiêu phải được ưu tiên vào những hạng mục mang lại lợi ích nhất cho xã hội. Chính phủ cần đảm bảo nhóm những người dễ bị tổn thương nhất cần nhận được hỗ trợ nhiều nhất, và họ không bị lọt khỏi mạng lưới an sinh xã hội. Việc nâng cao chuẩn nghèo cũng là tích cực để giúp nâng cao khả năng hoạch định chính sách tốt hơn.

Nhưng chuẩn nghèo quốc tế đã nâng lên mức 2 USD/người/ngày theo ngân hàng Thế giới, và 1,35 USD/người/ngày theo ngân hàng Phát triển châu Á. Liệu Việt Nam có bị bỏ lại quá xa so với những chuẩn mới này?

Một nghiên cứu của ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng nâng cao chuẩn nghèo thì tỷ lệ đói nghèo cao hơn, nhưng nó cũng dẫn đến đáp ứng chính sách tốt hơn. Ví dụ, chuẩn nghèo trước đây là 1 USD/ngày, nếu nâng lên thì nó cũng phản ánh đúng tình hình lạm phát, và như vậy toàn thế giới có thể tập trung hơn. Ở Việt Nam cũng cần phải tiếp cận với chuẩn nghèo của thế giới. Đây cũng là chủ đề được tranh cãi nhiều trong các cuộc đối thoại chính sách.

Chính phủ cũng cần thận trọng hơn với những dự án lấy đi quá nhiều đất đai canh tác. Chúng có thể có những tác động lớn tiêu cực đến cuộc sống của người dân, nhất là người nghèo.

Bình luận của ông khi Chính phủ phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình 1.000 USD/người vào cuối năm nay, khi lạm phát vẫn ở mức cao?

Rõ ràng Việt Nam đang trên tiến trình đạt được mục tiêu 1.000 USD/người vào năm 2010. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta đã thảo luận nhiều trong thời gian gần đây, và được củng cố bởi các báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế, thì rõ ràng chúng ta cần rất thận trọng khi đưa ra các mục tiêu, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Ở Việt Nam, Chính phủ đã tập trung vào tăng trưởng trung hạn một cách năng động vào năm 2010, nhưng rõ ràng Việt Nam cần giảm lạm phát, và đối phó hiệu quả với sự hỗn loạn về kinh tế vĩ mô trước đã. Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam cần thận trọng khi đưa ra các mục tiêu.

Điều Việt Nam cần làm là phải giảm lạm phát và duy trì động lực phát triển một cách năng động để hướng tới tăng trưởng vững mạnh trong trung và dài hạn.

Ông nói gì về lòng tin của các nhà tài trợ với chính phủ Việt Nam hiện nay?

Tôi phải nói rằng, lòng tin của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam là cao, rất cao. Bây giờ, chúng tôi đã có nhiều cơ hội hơn để trao đổi trực tiếp với Chính phủ. Thứ bảy vừa rồi, chúng tôi có cuộc tham vấn cấp cao với các thành viên Chính phủ. Đây là những cơ hội lớn vì Chính phủ đã rất thiện chí khi cố gắng tìm hiểu các góc nhìn khác nhau, các đánh giá nhiều chiều để giúp cho quá trình hoạch định chính sách của mình. Thay mặt Liên hiệp quốc, tôi có thể nói rằng chúng tôi rất tin tưởng vào chính phủ Việt Nam.
  (SGTT)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất