(TCTG)- Kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Iran là một vấn đề khó khăn đè nặng lên vai ông Barack Obama.
Bởi đó là một kịch bản thảm hoạ cho tổng thống Mỹ, người muốn xích lại gần thế giới Hồi giáo, đặc biệt với Iran-vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. 8 ngày sau bài diễn văn nổi tiếng của ông tại Cai-rô về đạo Hồi, ván bài đã thay đổi.
Chiến thắng thuộc về Tổng thống đương nhiệm Mahmoud Ahmadinejad, đặc biệt là tranh cãi về kết quả bầu cử của đối thủ chính theo đường lối cải cách Mir Hussein Moussavi đã làm cho chính sách mềm dẻo của ông Obama trở nên phức tạp hơn. Ông sẽ phải duy trì quan hệ với một tổng thống bị những nhà lãnh đạo phương Tây coi là không nhân nhượng, phi lý. Điều này không phải là mới song từ nay bị một phần lớn người dân trong xã hội Iran, đặc biệt tại các thành phố coi là bất hợp pháp.
Tại thời điểm này, chính quyền Obama tỏ ra thận trọng, không đổ thêm dầu vào ngọn lửa đang bùng cháy ở Iran. Nếu Washington tham gia cởi mở vào cuộc tranh cãi hậu bầu cử ở Iran, đó sẽ là cái hôn vĩnh biệt cho Moussavi, người sẽ bị tố cáo là ứng cử viên “của quỷ xa tăng”, một cách thức loại Moussavi thật khắc nghiệt.
Một cuộc nổi loạn dẫn đến thất bại
Chừng nào Washington biết rằng mình còn ít may mắn trong hồ sơ Iran thì chừng đó những tiếng la ó trên phố, thậm chí cả với các hành động lớn bất ngờ khác từ 3 ngày nay sẽ làm cho chúng ta phải hướng suy nghĩ rằng quyền lực luôn thuộc về lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. Và ông sẽ cần phải xử lý đối với Ahmadinejad nếu Mỹ muốn sáng kiến ngoại giao của mình đạt được những điều quan trọng không chỉ với Iran mà còn tác động đến Afghanistan, Irak, Liban và toàn bộ Cận Đông.
Sự khó khăn của Obama sẽ tăng lên gấp đôi. Trước tiên, tổng thống Mỹ cần phải tìm ra một phương tiện hữu hiệu để khởi động lại chính sách thân thiện của mình với Iran mà không có vẻ phản bội lại những hy vọng của hàng triệu người dân Iran, họ không còn nhận ra mình trong lòng tổng thống và chế độ Hồi giáo của họ nữa.
Mặt khác, chiến thắng của Ahmadinejad đã củng cố vị trí của chính phủ Netanyahou tại Israel và của tất cả những người chỉ trích cách nhìn nhận của Mỹ là vô ích, thậm chí là ngây thơ (Phải chăng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng nằm trong số đó? Điều đó là có khả năng ngay cả khi ông Sarkozy không tiết lộ trước công chúng?”. Hơn nữa, lần đầu tiên từ khi nhậm chức, thủ tướng Israel đã tỏ rõ ý định của mình đối với Obama về khả năng công nhận một Nhà nước Palestine.
Như tờ nhật báo Haaretz của Israel giải thích, những nhà ngoại giao “diều hâu” trên đã nghi ngờ về một khả năng chiến thắng của Moussavi trong khi đánh giá rằng chiến thắng đó sẽ làm rối loạn nhận thức về Iran từ người dân nước này khi phải nhìn một gương mặt cải cách hơn, tươi cười hơn. Trong khi ông Moussavi đã không tỏ rõ thái độ của mình như đối thủ về chương trình hạt nhân Iran. Họ cũng cho biết rằng chương trình hạt nhân sẽ không bao giờ tiến triển nhanh như dưới thời tổng thống cải cách Mohammad Khatami, người được phương Tây ca tụng.
Một sự kín đáo cần thiết của Mỹ
Có khả năng là Mỹ sẽ còn tỏ ra kín đáo chừng nào các con phố Iran tỏ ra nghe theo Téhéran, chừng nào cuộc nổi loạn của các cử tri Iran-bị tước mất điều họ cảm nhận như niềm chiến thắng còn toàn vẹn. Và họ sẽ chỉ thử nghiệm những dự định của Ahmadinejad khi ông chứng minh được rằng ông có thể đảm đương chức vụ này lâu dài, với điều kiện là sự đối đầu hiện nay không phải tắm trong biển máu. Nhưng bản chất thực sự của Ahmadinejad trong sâu thẳm sẽ không hưởng ứng các sự kiện trên, đó chính là bối cảnh chính trị bị xáo trộn.
Chỉ còn cách là chương trình hạt nhân trở nên rối rắm. Sự đồng thuận trong nước chiếm đa số ủng hộ quyền của Iran (một cường quốc trong khu vực và là một nền văn minh lớn) được sở hữu vũ khí hạt nhân như của Israel, Ấn Độ hay Pakistan. Và Mahmoud Ahmadinejad biết thể hiện chắc chắn sự đồng thuận này cho dù những việc quá đáng và khẩu ngữ gây hẫn của ông vẫn diễn ra.
Sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế rất bấp bênh. Về lý thuyết, vẫn tồn tại một hành động phong toả tham vọng hạt nhân của Iran. Nhưng điều đó không tồn tại nữa khi cần phải thực thi các lệnh trừng phạt thật nghiêm khắc hay xấu nhất là một chọn lựa quân sự. Chúng ta biết rằng người Israel đang chuẩn bị, nhưng ai là người sẵn sàng dự đoán được hậu quả?
Đó không phải là chọn lựa mà Obama ưu tiên nhất, nhưng ông sẽ dự trù các khả năng của mình là “tổng tư lệnh” của Mỹ và của phương Tây. Tuy nhiên, chân trời đã trở nên tối tăm đối với vị tổng thống mới của nước Mỹ, khi mà tham vọng ngoại giao lớn lao của ông đã vấp phải cuộc khủng hoảng đầu tiên.
Theo báo Rue89.com