Thứ Sáu, 22/11/2024
Văn hóa
Thứ Hai, 2/1/2023 18:13'(GMT+7)

Triển khai quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

UBND TP HCM khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề  án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố đến năm 2025.

UBND TP HCM khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố đến năm 2025.

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CẨN TRỌNG, CÓ LỘ TRÌNH CỤ THỂ

Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố đến năm 2025.  Theo đó, từ 28 cơ quan báo chí Thành phố được sắp xếp còn 19 cơ quan báo chí, gồm 7 báo in1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình; 10 tạp chí. So với trước khi sắp xếp, thành phố giảm 9 cơ quan báo chí (chuyển thành 6 ấn phẩm phụ, 2 bản tin và 1 chuyên đề của báo khác). Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép hoạt động báo chí đối với 9 cơ quan báo chí thuộc diện sắp xếp; Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí này.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả tích cực như sau:

Thứ nhất, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025; quá trình triển khai thực hiện cẩn trọng, có lộ trình cụ thể; lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí để tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế.

Thứ hai, công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng được thực hiện đều đặn và thường xuyên, thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và lộ trình đề ra theo Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Thành phố được thực hiện chặt chẽ, tích cực, bằng nhiều cơ chế khác nhau, luôn có sự đồng thuận cao.

Thứ ba, về cơ bản, các cơ quan báo chí sau khi chuyển đổi cơ quan chủ quản đều ổn định về hoạt động, bộ máy và tổ chức, được sự chỉ đạo, định hướng hoạt động và quản lý cụ thể, chặt chẽ của cơ quan chủ quản, bước đầu phát huy được đúng mục đích và yêu cầu đề ra trong Quyết định số 362/QĐ-TTg, nhất là đối với cơ quan báo chí thuộc sở, ngành trở thành cơ quan báo chí thuộc Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố thì vị thế, vai trò, trách nhiệm được nâng lên, từ đó, công tác phối hợp, tác nghiệp được thuận lợi hơn. 

Thứ tư, các cơ quan báo chí thành phố phần lớn đều có uy tín, số lượng phát hành khá cao, có vị trí nhất định trong hoạt động báo chí nói chung của cả nước. Mức độ lan tỏa thông tin của các tờ báo này đều tích cực, được công chúng đánh giá cao; hình thức các ấn phẩm, sản phẩm nhìn chung sinh động, hấp dẫn, hiện đại; nội dung thông tin nghiêm túc, rất ít có những trường hợp cần phải nhắc nhở, lưu ý; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, cơ quan chủ quản, kịp thời phản ánh các vấn đề lớn của đất nước và thành phố.

Thứ năm, tình hình hoạt động kinh tế báo chí của các cơ quan báo chí thành phố tiếp tục ổn định, số lượng phát hành báo in tuy có sụt giảm trong thời gian qua nhưng báo điện tử có sự phát triển khả quan; doanh thu từ các hoạt động bán báo, quảng cáo, truyền thông… ổn định, giúp các cơ quan báo chí cơ bản chủ động trong hạch toán.

Thứ sáu, các cơ quan báo chí thành phố chú trọng sử dụng mạng xã hội để tiếp cận nhiều hơn, nhanh hơn đến với công chúng, như: Facebook, YouTube, TikTok… Đồng thời, khai thác các ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên trang điện tử để phát huy tối đa hiệu quả thông tin, như: Audio, video, infographic, long-form, e-paper, e-magazine…

Thứ bảy, các hoạt động truyền thông “sau mặt báo” hoạt động khá phong phú và được dư luận đánh giá cao. Báo Sài Gòn Giải phóng hiện có nhiều chương trình có ý nghĩa như: Tổ chức Giải Quả bóng Vàng Việt Nam, Giải thưởng Võ Trường ToảnHọc bổng Nguyễn Văn Hưởng…; Báo Người Lao động có Chương trình “Đường cờ Tổ quốc” (trước đây là “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”), chương trình “ATM thực phẩm” trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, các cuộc thi có giá trị lan tỏa thông tin tích cực…; Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có các chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái, hoạt động chống bạo hành và xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em… Đài Truyền hình thành phố có Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình, hoạt động vận động Quỹ vaccine phòng COVID-19, Đua xe địa hình “HTV Challenge Cúp”, Cuộc thi “Chuông vàng Vọng cổ”Chương trình “Dân hỏi chính quyền trả lời”...Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố có Cuộc đua xe đạp truyền thống Nam kỳ Khởi nghĩa tranh cúp phát thanh VOH, Giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam, Cuộc thi ca cổ “Bông lúa vàng”, Hội thi Tiếng hát người làm báo với chủ đề “Âm vang vọng cổ”, Chương trình phát thanh thực tế “Sát cánh cùng gia đình Việt”…

Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố đến năm 2025 sáng 6/10

Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố đến năm 2025 sáng 6/10

CẦN TỔ CHỨC THỰC HIỆN THEO NHU CẦU, ĐIỀU KIỆN, ĐẶC THÙ CỤ THỂ CỦA TỪNG ĐỊA PHƯƠNG

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Một làvề trình độ lý luận chính trị và các bằng cấp khác của một số nhân sự chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Nguyên nhân do quy mô một số cơ quan báo chí trước đây thuộc cấp phòng nay được nâng lên cấp sở dẫn đến thay đổi tiêu chuẩn, trong ngắn hạn chưa kịp điều chỉnh, bổ sung; do đó, việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo gặp khó khăn. Ví dụ, tại Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, qua gần 2 năm hoạt động chỉ có Tổng biên tập và 1 Phó Tổng biên tập (trong khi theo quy mô được 3 Phó Tổng biên tập); tại Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn…, việc quy hoạch các nhân sự lãnh đạo cũng gặp vấn đề về tiêu chuẩn bổ nhiệm…

Hai làvề hoạt động của các tạp chí điện tử, bản tin điện tử. Quyết định số 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử”. Hiện nay, các báo của thành phố sau khi chuyển đổi thành tạp chí đều có trang điện tử hoạt động. Hầu hết, các nội dung thông tin, tổ chức hoạt động trên các sản phẩm này đều thể hiện như trước đây, chỉ thay đổi danh xưng theo giấy phép hoạt động là “tạp chí”. Điều đó lại bị vướng vào tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử (như Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Tạp chíDu lịch, Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh...). Tuy trên thực tế, việc “báo hóa” tạp chí ở các cơ quan tạp chí của Thành phố Hồ Chí Minh không thực sự rõ nét nhưng với quá trình cạnh tranh thông tin, với tác động chung và nhu cầu cung cấp thông tin của đối tượng bạn đọc, nếu không có những giải pháp khác hoặc được điều chỉnh quy định cụ thể có thể sẽ trở thành những vi phạm đáng lưu ý.

Ba làđôi lúc, trên báo điện tử của một số cơ quan báo chí thành phố còn có những thông tin thể hiện sự thiếu nhạy cảm chính trị hoặc chưa cẩn trọng trong việc phối hợp kiểm tra thông tin, dẫn đến thông tin thiếu chính xác hoặc gây ngộ nhận. Việc triển khai các nền tảng mạng xã hội của một số cơ quan báo chí chưa được đầu tư đúng mức nên chất lượng, hiệu quả không đồng đều…; giải pháp và nguồn lựcthực hiện chuyển đổi số còn lúng túng…

Bốn là, trong quá trình thực hiện quy hoạch, việc xử lý về tài sản, công nợ, nhân sự… còn có những khó khăn nhất định, cần có sự hỗ trợ, định hướng của Trung ương để giải quyết triệt để. Ví dụ, hiện nay, vấn đề tài sản (trong đó có các trụ sở làm việc) của Báo Người Lao động khi một số tài sản thuộc Tổng Liên đoànLao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố và của riêng Báo, nay đã chuyển cơ quan chủ quản thì việc chuyển đổi tài sản này nên thực hiện như thế nào còn chưa có phương án tối ưu để xử lý…

Năm là, có những biểu hiện băn khoăn trong một số cơ quan báo chí và một bộ phận trong đội ngũ người làm báo thành phố về việc thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc sau năm 2025, dẫn đến chưa mạnh dạn triển khai các chiến lược và đầu tư phát triển cơ quan báo chí cũng như sự tập trung cao của đội ngũngười làm báo.

Từ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất một Trung ương xem xét một số nội dung sau:

Một là, có hướng dẫn về lộ trình, cách thức tổ chức thực hiện việc sắp xếp hệ thống báo chí sau năm 2025; trong đó xem xét, có thể giao sự chủ động cho các tỉnh ủy, thành ủy tổ chức thực hiện theo nhu cầu, điều kiện, đặc thù cụ thể của từng địa phươngGiải quyết được vấn đề này, các cơ quan báo chí mới có thể có chiến lược, định hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới, đồng thời đội ngũ người làm báo có thể yên tâm công tác, cống hiến.

Hai là, đối với vấn đề hoạt động của các tạp chí điện tử, bản tin điện tử, bên cạnh các văn bản quy định cụ thể, cần thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh về hoạt động của các loại hình tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử nhằm khắc phục tối đa tình trạng “báo hóa” và việc lợi dụng hoạt động báo chí nhằm mục đích xấu, qua đó siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ người làm báo; trong đó, quan tâm việc xử lý hiện tượng trên của một số cơ quan tạp chí, trang thông tin điện tử của Trung ương đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Ba là, có chiến lược chuyển đổi số cho tất cả các cơ quan báo chí nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động của các cơ quan báo chí, nhất là các vấn đề về hạ tầng, kỹ thuật, vốn…, theo hướng đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng đầu tư rời rạc, riêng lẻ giữa các địa phương, dẫn đến chất lượng và hiệu quả không cao, thậm chí có thể gây lãng phí các nguồn lực.

Bốn là, sớm có các chính sách phù hợp để hỗ trợ hoạt động báo chí, trong đó có các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, về cơ chế đặt hàng; thuế; chương trình/ấn phẩm sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số; chế độ đãi ngộ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên…

Năm là, trong bối cảnh cạnh tranh thông tin rất quyết liệt hiện nay, cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có những diễn biến phức tạp, đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đồng thờixử lý nghiêm các trường hợp vi phạm./.

TS. Lê Hồng Sơn 
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất