Thứ Sáu, 27/9/2024
Pháp luật
Thứ Tư, 29/4/2009 10:44'(GMT+7)

Trung Quốc đối mặt với nạn 'đạo văn'

Nạn đạo văn đang tràn lan tại Trung Quốc

Nạn đạo văn đang tràn lan tại Trung Quốc

Vụ gian dối mới nhất đánh vào giới học giả nước này là vụ việc của ông He Haibo, Phó Giáo sư khoa dược lý tại ĐH Zhejiang. Ông He thừa nhận mình cùng một giáo sư đầu ngành khác đạo văn từ bài báo dài 8 trang trên một tạp chí quốc tế. “Vụ scandal này cho thấy một tình trạng báo động về việc các ĐH Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin”, Thông Tấn Xã Trung Quốc bình luận.

“Tệ nạn trên giảng đường”

Sự gian dối trong các trường học không phải là chuyện mới ở Trung Quốc. Các vụ việc tương tự cũng xuất hiện từ một thập kỷ nay nhưng hầu hết không được đưa ra ánh sáng. Fang Shimin, người sáng lập một website giáo dục, cho biết: “Các lãnh đạo của ĐH thường lờ đi những vụ việc đó, hoặc cố che đậy chúng để bảo vệ danh tiếng cho trường mình”. Ông Fang gọi đó là “tệ nạn trên giảng đường” và cho rằng, tình trạng này đang lan tràn, thương mại hóa nền giáo dục Trung Quốc và sự thiếu sự tự do ngôn luận đã giúp che giấu các scandal. 

Stephen Stearns, Giáo sư Khoa Sinh thái và Sinh học Tiến hóa thuộc ĐH Yale, Mỹ khẳng định, nạn đạo văn đang rất phổ biến trong hệ thống trường học của Trung Quốc là do “cho đến nay, phần lợi nhiều hơn còn các hình thức trừng phạt lại chưa thích đáng”. Vị giáo sư này khởi xướng một cuộc tranh luận nảy lửa rằng, nạn đạo văn có một “truyền thống” lâu đời trong các trường ĐH Trung Quốc. Một số giáo sư ở đây còn dạy cho sinh viên của mình cách lấy ý tưởng của người khác.

 “Ngành giáo dục Trung Quốc đang chịu sức ép xuất bản. Theo chiều hướng tiêu cực, điều đó có nghĩa là văn hóa “copy-paste” đang phát triển rầm rộ. Ngày càng nhiều giảng viên “gật đầu” với phương pháp này. Vì vậy, rất nhiều người đã áp dụng nó”, Jeremiah Jenne, chuẩn bị làm luận án tiến sỹ tại ĐH California, nhận định.

Hu Xindou, Giáo sư Kinh tế tại Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết: “Tham nhũng và gian lận là tình trạng phổ biến ở Trung Quốc. Tham nhũng và gian lận trong giáo dục chỉ là phản ánh tình trạng chung của xã hội. Sự thật là, nhiều tờ báo mang tính học thuyết ở Trung Quốc sẽ xuất bản mọi thứ mà không cần xem xét kỹ, nếu người biên tập được trả một khoản kha khá”.

Theo Fang, dù các hành động gian lận đó xuất phát từ nguyên nhân nào nhưng uy tín của các công trình nghiên cứu của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Một số nhà khoa học Mỹ từ chối xem bản thảo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc do họ không biết liệu các dữ liệu đó có đáng tin cậy hay không”, ông này nói.

“Giải cứu” nền giáo dục

Nhiều giải pháp được đưa ra để “giải cứu” danh dự cho nền giáo dục Trung Quốc. Tuần trước, các giáo sư từ 200 trường ĐH được đề nghị dùng thử phần mềm chống đạo văn, mà hơn 1.000 tạp chí khoa học của Trung Quốc bắt đầu sử dụng từ tháng 12/2008. Trong khi đó, Bộ Giáo dục ban hành một thông tư yêu cầu các trường ĐH  phải “thẳng tay” với các sai phạm và báo cáo tất cả các trường hợp phát hiện được. Bộ cũng đề nghị các mức hình phạt từ cảnh cáo tới hình sự và cho rằng, các quỹ nghiên cứu cần rút lại giải thưởng đối với người vi phạm. Đến cuối năm nay, Bộ sẽ tiến hành kiểm ra về việc thực thi các đề nghị đó. “Những biện pháp này nhằm xây dựng một cơ chế ngăn chặn lâu dài để giữa cho nền giáo dục trong sạch”, Xu Mei, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục, cho biết.

Các sinh viên du học ở nước ngoài sẽ lấy lại niềm tin cho nền giáo dục Trung Quốc. Ảnh: dundee.ac.uk


Giáo sư Stearns đặt nhiều hy vọng vào thế hệ sinh viên Trung Quốc và cả thế hệ học giả mới. “Hiện có một lực lượng các học giả trình độ quốc tế quay trở lại Trung Quốc bởi họ nhìn thấy triển vọng nơi đây. Điều đó sẽ giúp nâng tầm các tiêu chuẩn giáo dục”, ông Stearns nói. Điển hình là Rao Yi, từng là giảng dạy tại ĐH Northwestern, Chicago (Mỹ), giờ trở thành Chủ nhiệm khoa Khoa học DDời sống tại ĐH Bắc Kinh. “Chúng tôi sẽ lấy lại truyền thống chân thật và tin cậy vốn có”, Giáo sư Rao cam kết trong một bức thư gửi ông Stearns và khẳng định kiểm điểm nghiêm khắc bất kỳ ai vi phạm điều tối kỵ này.

Theo Hải Anh (baodatviet.vn)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất