Chủ Nhật, 6/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Hai, 22/9/2008 16:30'(GMT+7)

Từ 5/10, VNPT "mở màn" đổi số cố định

Trong thời gian đầu, người dùng sẽ cảm thấy phiền hà khi phải thay đổi số điện thoại giao dịch, liên lạc

Trong thời gian đầu, người dùng sẽ cảm thấy phiền hà khi phải thay đổi số điện thoại giao dịch, liên lạc

>> Đổi số điện thoại cố định Hà Nội, TP.HCM
>> "Khách hàng được đảm bảo quyền lợi tối đa!"
>> Đến 2015, điện thoại cố định không phải đổi số
>> Giảm cước thuê bao, tăng cước nội hạt

Tiếp theo đó, ngày 26/10/2008, các DN còn lại gồm: Viettel, EVN, SPT, VTC sẽ tiến hành đổi số cố định với toàn bộ thuê bao của họ. Các đầu số cũng được phân chia lại cho từng nhà cung cấp để dễ dàng quản lý, theo đó: VNPT sở hữu đầu số 3; Viettel đầu số 6; EVN đầu số 2; SPT đầu số 5; VTC đầu số 4; FPT sắp ra mắt dịch vụ với đầu số 7.

Với một quy tắc thống nhất: Riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM sẽ có dãy thuê bao cố định gồm 8 chữ số, trong đó, số 3 đứng đầu tiên. Ví dụ, mỗi số điện thoại cố định của nhà cung cấp VNPT tại Hà Nội và TP.HCM từ sau 5/10 sẽ trở thành: Hà Nội: (04). 3.xxxxxxx và TP.HCM: (08). 3.xxxxxxx. 62 tỉnh, thành còn lại sẽ có dãy thuê bao điện thoại cố định gồm 7 chữ số, trong đó, số 3 đứng đầu tiên. 

2 tuần để làm quen

Hệ thống số điện thoại cố định mới sẽ được áp dụng từ ngày 5/10/2008, nhưng trong thời gian 2 tuần kể từ ngày 5/10, người dùng chưa quen gọi theo số cũ, tổng đài vẫn chấp nhận. Đây là do VNPT thực hiện phương án kỹ thuật "đánh số song song" và "thông báo - anouncement" nhằm giúp khách hàng làm quen và cũng để bảo toàn lưu lượng cuộc gọi cho DN. Từ 0h ngày 19/10/2008, nếu người dùng vẫn gọi đến số máy cũ, tổng đài sẽ nhắc thông báo hoặc có báo hiệu tiếng tone (tiếng tút ngắn).

Tuy nhiên, ông Trần Vĩnh Phúc, Trưởng ban viễn thông, VNPT cho biết, tại một số ít nơi, hệ thống tổng đài của VNPT chỉ thực hiện được quay số mới mà không áp dụng được việc giữ số song song.

Nói về những phiền toái gây ra cho người sử dụng khi đổi số điện thoại trên diện rộng như thế này, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ viễn thông, Bộ TT-TT cho biết: "Ở một chừng mực nào đó, việc đổi số này có thể gây cảm giác không thuận tiện cho người sử dụng, vì họ phải quay số dài hơn, phải thông báo lại về số liên lạc... nhưng xét về lợi ích lâu dài cho khách hàng và cho toàn xã hội thì đây là vấn đề cần thiết".

Thống nhất liên lạc của "Hà Nội mới"

Đối với "Hà Nội mới" gồm: Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), mã vùng 04 cũng sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 5/10/2008.

Các thuê bao cố định thuộc VNPT của Hà Nội cũ sau ngày 5/10 sẽ có dải số: (04).3.xxxxxxx

Thuê bao tại Hà Tây sẽ có dải số từ: (04). 35.xxxxx đến (04).39.xxxxx

Các công dân "Hà Nội mới" tại huyện Mê Linh sẽ sử dụng dải số: (04).352xxxxx và (04).381xxxxx.

Thuê bao cố định tại 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình sẽ có số mới là: (04).39820xxx và (04).39821xxx.

Kể từ 0h ngày 19/10/2008, mã vùng 34 của Hà Tây cũ không còn tồn tại.

Được biết, quá trình thay đổi số điện thoại cố định của Việt Nam cũng được thông báo tới Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) trước thời điểm đổi 2 tháng, để tổ chức này đăng tải thông tin trên website và ấn phẩm chính thức của mình, từ đó các tổ chức và DN viễn thông quốc tế khác sẽ biết về sự thay đổi số điện thoại tại Việt Nam.
(Theo Tin tuc Online)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất