Thứ Bảy, 23/11/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Hai, 14/10/2019 17:25'(GMT+7)

Tuyên truyền sâu rộng về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tham gia buổi tọa đàm có TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ; PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn tại buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị khai thác kinh tế lớn, vùng biển nước ta còn giữ vị trí địa chiến lược, an ninh quốc phòng quan trọng. Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển của nước nhà.

Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, chúng ta đã triển khai tổng thể các hoạt động nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, góp phần củng cố sự đoàn kết, nhất trí trong ASEAN, gìn giữ, phát triển các mối quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế, nêu cao chính nghĩa, tạo thế và lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Phạm Đức Thái: Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đồng chí Phạm Đức Thái: Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới việc bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của nước ta. Tình hình hiện nay cũng đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cấp thiết đối với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo nhằm nâng cao nhận thức, củng cố sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong bài phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học về tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế”. 

Tại buổi tọa đàm, TS. Trần Công Trục, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tập trung phân tích, trao đổi, làm rõ các vấn đề liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông. Đồng thời, các diễn giả cũng làm rõ nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế; khái quát những bài học kinh nghiệm trong gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời gian qua; các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982…

Đề cập đến tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam khi chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội, TS. Tạ Đình Thi cho rằng, hiện nay thế giới đang theo xu thế nhận thức tốt vai trò của biển, đại dương, hướng tới việc khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình phức tạp ở Biển Đông với những căng thẳng có thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác kinh tế và bảo tồn tài nguyên của Việt Nam trên biển. Tại Biển Đông, chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên".

TS. Tạ Đình Thi: Hiện nay thế giới đang theo xu thế nhận thức tốt vai trò của biển, đại dương, hướng tới việc khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững.

TS. Tạ Đình Thi: Hiện nay thế giới đang theo xu thế nhận thức tốt vai trò của biển, đại dương, hướng tới việc khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững.

Các khách mời đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển. Đồng thời, góp phần giúp người dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hiểu đúng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, các diễn giả còn cung cấp thêm các kiến thức góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tầm quan trọng của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, tạo sự đồng thuận, nhất trí, phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất