Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đã gửi thông
điệp tới tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này,
khẳng định nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, nhiều sắc màu trên
thế giới là tiền đề, cơ hội lớn nhất, quan trọng nhất để xây
dựng tương lai cho nhân loại, để phát triển những giá trị to
lớn cũng như sức sáng tạo vô biên của con người.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, hôm 21/2 vừa qua, Liên hợp quốc
đã kỷ niệm "Ngày tiếng mẹ đẻ" nhấn mạnh tầm quan trọng của
ngôn ngữ trong giao tiếp, trao đổi thông tin và tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
Nhân dịp này, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đã gửi thông
điệp tới tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này,
khẳng định nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, nhiều sắc màu trên
thế giới là tiền đề, cơ hội lớn nhất, quan trọng nhất để xây
dựng tương lai cho nhân loại, để phát triển những giá trị to
lớn cũng như sức sáng tạo vô biên của con người.
Bà cho biết UNESCO luôn nhận thức đầy đủ và đánh giá rất cao
đóng góp của 7.000 ngôn ngữ mà nhân loại đang sử dụng cho sự
phát triển chung của cộng đồng quốc tế.
Và năm nay, tổ chức này đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của
các ngôn ngữ trong việc trang bị kiến thức và hiểu biết chung
cho con người.
Thông điệp của Tổng Giám đốc Irina Bokova còn nhấn mạnh tới vai
trò của các ngôn ngữ địa phương, cho dù gặp không ít trở ngại
trong quá trình tồn tại và phát triển, nhưng tiếp tục là
những ngôn ngữ đóng góp quan trọng vào việc phổ biến kiến
thức cho các cộng đồng người bản địa, kể cả các kiến thức
về khoa học tự nhiên và công nghệ.
Bà coi những ngôn ngữ này là cánh cửa để những sắc tộc khác
nhau cùng được tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, sắc tộc,
vùng miền, bắt đầu từ ngôn ngữ mẹ đẻ.
Đánh giá cao tầm quan trọng của ngôn ngữ, bà Tổng Giám đốc
UNESCO cho rằng trong thế giới hiện đại, mỗi người cần đạt
được tiêu chuẩn biết và sử dụng "như nhau" đồng thời ít nhất 3
ngôn ngữ, gồm tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc và tiếng quốc tế.
Thay mặt UNESCO, Tổng Giám đốc Irina Bokova kêu gọi các quốc gia và
toàn thể cộng đồng quốc tế có những đóng góp thiết thực
vào việc duy trì, bảo vệ và phát huy tính đa dạng của tất cả
các ngôn ngữ, coi đây là tài sản vô giá của nhân loại.
Bà cũng kêu gọi mọi người cùng học thêm ngoại ngữ, vì theo
bà, biết và sử dụng được nhiều ngoại ngữ trước hết sẽ giúp
con người thấu hiểu được tính đa dạng và sự phong phú tuyệt
vời của các nền văn hóa trên thế giới./.
(TTXVN)